Chạy dọc theo bờ sông Hương ở phía Bắc Kinh thành Huế, phố cổ Bao Vinh từng có thời phồn thịnh không kém gì phố cổ Hội An ở Quảng Nam.Ngược dòng lịch sử, Bao Vinh vốn là địa điểm thứ hai của chuỗi cảng thị Thanh Hà - Bao Vinh. Chuỗi cảng thị này sầm uất từ đầu thế kỷ 17, khi các thương thuyền Trung Quốc, Ma Cao và các nước châu Âu đến đây buôn bán, trao đổi hàng hoá.Vào thời hoàng kim, Bao Vinh từng được mệnh danh là khu phố thương mại quốc tế nhộn nhịp bậc nhất Đàng Trong. Tuy nhiên, cảng thị này lại có số phận trái ngược với Hội An, một cảng thị phát triển cùng thời kỳ.Vào năm 1885, kinh đô Huế thất thủ trước quân Pháp, Bao Vinh bị tàn phá nặng nề và mai một dần. Đến khi vua Thành Thái cho lập phố Đông Ba thì Bao Vinh đã mất hẳn vị thế thương mại ở Huế.Theo thống kê, vào năm 1991 Bao Vinh còn 39 ngôi nhà cổ, niên đại từ 150 đến 200 năm tuổi. Đáng tiếc rằng cho đến nay chỉ còn 15 ngôi nhà cổ được gìn giữ, nằm xem kẽ giữa những ngôi nhà mới xây.Dạng nhà cổ đặc trưng ở Bao Vinh là nhà thấp ba gian dựng bằng gỗ với mái ngói liệt âm dương theo lối truyền thống.Bên trong nhà số 99 Bao Vinh, một ngôi nhà cổ với những kết cấu gỗ còn khá nguyên vẹn.Cận cảnh một chi tiết bằng gỗ chạm khắc tinh tế của ngôi nhà.Nét rêu phong cổ kính trên mái nhà.Một dạng nhà cổ khác là nhà tứ giác (còn gọi là nhà bánh ú) được xây bằng gạch từ thời Pháp thuộc.Ngoài các ngôi nhà cổ, phố cổ Bao Vinh còn nhiều di tích lịch sử, nổi bật là đình Bao Vinh nằm ở đầu phố. Ngôi đình có kiến trúc cổ kính, nằm dưới bóng mát của hai cây đa lớn. Đình là nơi thờ Ngài khai canh họ Phạm đồng thời cũng là không gian sinh hoạt cộng đồng.Đầu bên kia phố Bao Vinh có chùa Thiên Giang. Ngôi chùa cổ này còn lưu giữ chiếc chuông đồng có niên đại từ thời Gia Long 1803 và bức hoành phi có ghi lại dấu ấn vua Minh Mạng và vua Tự Đức khi hai vị vua này ghé thăm chùa.Chợ Bao Vinh nằm giữa phố cổ, là nơi nhộn nhịp nhất của khu phố. Vào dịp giáp Tết, chợ sẽ bày bán những sản phẩm của các làng nghề truyền thống gần đó như hoa giấy làng Thanh Tiên, tượng ông Táo của làng Địa Linh.Bến đò ngang Bao Vinh là nơi đưa khách qua lại giữa Bao Vinh với các làng Tiên Nộn, làng Sình, làng Phú Mậu hay làng Thanh Tiên ở bên kia sông Hương. Đây là một nét xưa gắn với cuộc sống của người Bao Vinh bao thế hệ.Trong quá khứ, phố cổ Bao Vinh từng nổi tiếng với nghề rèn các loại dụng cụ như dao, liềm, cuốc, cày, bừa... phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, khoảng chục gia đình vẫn giữ nghề rèn truyền thống. Các sản phẩm làm ra được bày bán bên hiên nhà một số hộ dân.So với phố cổ Hội An, những gì mà phố cổ Bao Vinh còn gìn giữ được thực sự là quá it ỏi...Dù vậy, khu phố này vẫn là một địa điểm rất đáng ghé thăm để cảm nhận chút gì còn sót lại của cảng thị vang bóng một thời ở xứ Huế.Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Chạy dọc theo bờ sông Hương ở phía Bắc Kinh thành Huế, phố cổ Bao Vinh từng có thời phồn thịnh không kém gì phố cổ Hội An ở Quảng Nam.
Ngược dòng lịch sử, Bao Vinh vốn là địa điểm thứ hai của chuỗi cảng thị Thanh Hà - Bao Vinh. Chuỗi cảng thị này sầm uất từ đầu thế kỷ 17, khi các thương thuyền Trung Quốc, Ma Cao và các nước châu Âu đến đây buôn bán, trao đổi hàng hoá.
Vào thời hoàng kim, Bao Vinh từng được mệnh danh là khu phố thương mại quốc tế nhộn nhịp bậc nhất Đàng Trong. Tuy nhiên, cảng thị này lại có số phận trái ngược với Hội An, một cảng thị phát triển cùng thời kỳ.
Vào năm 1885, kinh đô Huế thất thủ trước quân Pháp, Bao Vinh bị tàn phá nặng nề và mai một dần. Đến khi vua Thành Thái cho lập phố Đông Ba thì Bao Vinh đã mất hẳn vị thế thương mại ở Huế.
Theo thống kê, vào năm 1991 Bao Vinh còn 39 ngôi nhà cổ, niên đại từ 150 đến 200 năm tuổi. Đáng tiếc rằng cho đến nay chỉ còn 15 ngôi nhà cổ được gìn giữ, nằm xem kẽ giữa những ngôi nhà mới xây.
Dạng nhà cổ đặc trưng ở Bao Vinh là nhà thấp ba gian dựng bằng gỗ với mái ngói liệt âm dương theo lối truyền thống.
Bên trong nhà số 99 Bao Vinh, một ngôi nhà cổ với những kết cấu gỗ còn khá nguyên vẹn.
Cận cảnh một chi tiết bằng gỗ chạm khắc tinh tế của ngôi nhà.
Nét rêu phong cổ kính trên mái nhà.
Một dạng nhà cổ khác là nhà tứ giác (còn gọi là nhà bánh ú) được xây bằng gạch từ thời Pháp thuộc.
Ngoài các ngôi nhà cổ, phố cổ Bao Vinh còn nhiều di tích lịch sử, nổi bật là đình Bao Vinh nằm ở đầu phố. Ngôi đình có kiến trúc cổ kính, nằm dưới bóng mát của hai cây đa lớn. Đình là nơi thờ Ngài khai canh họ Phạm đồng thời cũng là không gian sinh hoạt cộng đồng.
Đầu bên kia phố Bao Vinh có chùa Thiên Giang. Ngôi chùa cổ này còn lưu giữ chiếc chuông đồng có niên đại từ thời Gia Long 1803 và bức hoành phi có ghi lại dấu ấn vua Minh Mạng và vua Tự Đức khi hai vị vua này ghé thăm chùa.
Chợ Bao Vinh nằm giữa phố cổ, là nơi nhộn nhịp nhất của khu phố. Vào dịp giáp Tết, chợ sẽ bày bán những sản phẩm của các làng nghề truyền thống gần đó như hoa giấy làng Thanh Tiên, tượng ông Táo của làng Địa Linh.
Bến đò ngang Bao Vinh là nơi đưa khách qua lại giữa Bao Vinh với các làng Tiên Nộn, làng Sình, làng Phú Mậu hay làng Thanh Tiên ở bên kia sông Hương. Đây là một nét xưa gắn với cuộc sống của người Bao Vinh bao thế hệ.
Trong quá khứ, phố cổ Bao Vinh từng nổi tiếng với nghề rèn các loại dụng cụ như dao, liềm, cuốc, cày, bừa... phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, khoảng chục gia đình vẫn giữ nghề rèn truyền thống. Các sản phẩm làm ra được bày bán bên hiên nhà một số hộ dân.
So với phố cổ Hội An, những gì mà phố cổ Bao Vinh còn gìn giữ được thực sự là quá it ỏi...
Dù vậy, khu phố này vẫn là một địa điểm rất đáng ghé thăm để cảm nhận chút gì còn sót lại của cảng thị vang bóng một thời ở xứ Huế.
Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.