"Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh" đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về.Nếu như Tết xưa nhà nhà có tràng pháo giấy treo trước cửa để đốt, thì ngày nay pháo hoa được thay thế trong đêm giao thừa. Pháo hoa được bắn ở các địa điểm lớn, người dân háo hức đi chơi sớm, tìm những địa điểm đẹp nhất để ngắm pháo hoa.Những ngày sát Tết xưa, các bà các mẹ tranh thủ ra chợ mua thịt mua nếp. Rồi cả nhà quây quần cùng nhau, phụ cha ông gói từng chiếc bánh chưng, đó như là một nét đẹp văn hóa không phai trong mỗi người con Việt.Còn ngày nay, để tiết kiệm thời gian và công sức thì đa số mọi người chọn cách mua bánh chưng làm sẵn tại các cửa hàng. Chỉ còn một số ít vẫn còn tự gói bánh chưng tại nhà để giữ vững truyến thống và nét đẹp dân tộc ta cho con cháu sau này.Thói quen mua sắm đồ Tết từ xưa đến nay vẫn vậy, vẫn đông đúc, nhộn nhịp và hối hả. Tuy nhiên vào ngày xưa, khi mỗi dịp sát Tết mọi người đổ xô ra chợ để sắm sửa quần áo, đồ dùng, thực phẩm. Thì ngày nay mọi người thường mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị lớn đảm bảo an toàn thực phẩm hơn và cũng tránh tình trạng bị chặt chém giá cả.Thậm chí là mấy cú click chuột, các mẹ đã sắm đủ cho những ngày Tết. Niềm vui đi chợ, thăm thú đường phố ngày Tết đã vơi đi nhiều.Dù ai đi ngược về xuôi thì ngày Tết vẫn là dịp hồi hương, đoàn tụ với gia đình. Ngày xưa hay ngày nay nhiều người vẫn chọn việc du xuân tại quê như là một cách giữ gìn mối quan hệ.Tết nay thì xu hướng đi du lịch ngày Tết càng phát triển, nhà nhà tranh thủ dịp Tết để lên kế hoạch đi chơi để xả stress sau một năm làm việc vất vả.Sự lên ngôi của mạng xã hội khiến nhiều thói quen, nếp sống của con người thay đổi. Trong dịp Tết, người ta không cần đến tận nhà, gặp tận mặt mới có thể chúc Tết, mà chỉ cần một chiếc smartphone là đã có thể gửi lời chúc năm mới tốt lành đi khắp nơi.Ngày đầu năm, trẻ em thời xưa thường được bố mẹ hướng dẫn khai bút để lấy may cho một năm học hành thuận lợi, thi cử đỗ đạt và cầu mong những ước nguyện gửi gắm trong từng nét chữ sẽ thành hiện thực. Ngày nay, ít đứa trẻ biết đến phong tục đó bởi chính bố mẹ chúng cũng đã thay thói quen khai bút trên giấy bằng cách “khai phím” trên facebook.Tối 30, nhiều gia đình vẫn giữ thói quen quây quần bên nhau, mở tivi xem Táo quân và nhiều chương trình chào xuân. Trong khi đó, không ít người chọn giải trí cách cày phim, đọc truyện hay ngủ nướng suốt những ngày nghỉ Tết.Ngày xưa, nhà nào có cái tivi màu là cũng thuộc dạng khá giả và giàu có. Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có 1 cái tivi to hơn, độ phân giải tốt hơn, nhiều kênh hơn.Mời các bạn xem video: Người trồng đào lo mất Tết vì đào nở sớm. Nguồn: VTV
"Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh" đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về.
Nếu như Tết xưa nhà nhà có tràng pháo giấy treo trước cửa để đốt, thì ngày nay pháo hoa được thay thế trong đêm giao thừa. Pháo hoa được bắn ở các địa điểm lớn, người dân háo hức đi chơi sớm, tìm những địa điểm đẹp nhất để ngắm pháo hoa.
Những ngày sát Tết xưa, các bà các mẹ tranh thủ ra chợ mua thịt mua nếp. Rồi cả nhà quây quần cùng nhau, phụ cha ông gói từng chiếc bánh chưng, đó như là một nét đẹp văn hóa không phai trong mỗi người con Việt.
Còn ngày nay, để tiết kiệm thời gian và công sức thì đa số mọi người chọn cách mua bánh chưng làm sẵn tại các cửa hàng. Chỉ còn một số ít vẫn còn tự gói bánh chưng tại nhà để giữ vững truyến thống và nét đẹp dân tộc ta cho con cháu sau này.
Thói quen mua sắm đồ Tết từ xưa đến nay vẫn vậy, vẫn đông đúc, nhộn nhịp và hối hả. Tuy nhiên vào ngày xưa, khi mỗi dịp sát Tết mọi người đổ xô ra chợ để sắm sửa quần áo, đồ dùng, thực phẩm. Thì ngày nay mọi người thường mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị lớn đảm bảo an toàn thực phẩm hơn và cũng tránh tình trạng bị chặt chém giá cả.
Thậm chí là mấy cú click chuột, các mẹ đã sắm đủ cho những ngày Tết. Niềm vui đi chợ, thăm thú đường phố ngày Tết đã vơi đi nhiều.
Dù ai đi ngược về xuôi thì ngày Tết vẫn là dịp hồi hương, đoàn tụ với gia đình. Ngày xưa hay ngày nay nhiều người vẫn chọn việc du xuân tại quê như là một cách giữ gìn mối quan hệ.
Tết nay thì xu hướng đi du lịch ngày Tết càng phát triển, nhà nhà tranh thủ dịp Tết để lên kế hoạch đi chơi để xả stress sau một năm làm việc vất vả.
Sự lên ngôi của mạng xã hội khiến nhiều thói quen, nếp sống của con người thay đổi. Trong dịp Tết, người ta không cần đến tận nhà, gặp tận mặt mới có thể chúc Tết, mà chỉ cần một chiếc smartphone là đã có thể gửi lời chúc năm mới tốt lành đi khắp nơi.
Ngày đầu năm, trẻ em thời xưa thường được bố mẹ hướng dẫn khai bút để lấy may cho một năm học hành thuận lợi, thi cử đỗ đạt và cầu mong những ước nguyện gửi gắm trong từng nét chữ sẽ thành hiện thực. Ngày nay, ít đứa trẻ biết đến phong tục đó bởi chính bố mẹ chúng cũng đã thay thói quen khai bút trên giấy bằng cách “khai phím” trên facebook.
Tối 30, nhiều gia đình vẫn giữ thói quen quây quần bên nhau, mở tivi xem Táo quân và nhiều chương trình chào xuân. Trong khi đó, không ít người chọn giải trí cách cày phim, đọc truyện hay ngủ nướng suốt những ngày nghỉ Tết.
Ngày xưa, nhà nào có cái tivi màu là cũng thuộc dạng khá giả và giàu có. Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có 1 cái tivi to hơn, độ phân giải tốt hơn, nhiều kênh hơn.