Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn nằm ở quận Thạch Cảnh Sơn, Bắc Kinh, Trung Quốc. Nơi đây có từ thời nhà Minh. Ban đầu, Bát Bảo Sơn là một từ đường được lập nên để chôn cất và thờ phụng các thái giám. Về sau, nơi đây được sử dụng làm nơi yên nghỉ của giới tinh hoa Trung Quốc.Vào năm 1550, thái giám Mạch Phúc cho người sửa sang từ đường thành Hộ Quốc Tự với mục đích chấn hưng nhà Minh. Theo thời gian, nơi đây trở thành nơi yên nghỉ của nhiều hoạn quan.Sau năm 1949, chính quyền Trung Quốc cải tạo Hộ Quốc Tự và đổi tên thành nghĩa trang cách mạng Bắc Kinh.Vào năm 1970, nghĩa trang cách mạng Bắc Kinh một lần nữa được đổi thành nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn.Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn có diện tích rộng 10.000 m2 và được chia làm 2 khu vực. Đó là khu mộ và khu đặt tro cốt. Trong đó, từ cổng chính dẫn vào là khu vực đặt tro cốt hay gọi là Tro Cốt Đường.Nằm ở chính giữa nghĩa trang, công trình được xây dựng vào năm 1958 và cải tạo từ đại điện cũ của Hộ Quốc Tự.Tro Cốt Đường trải dài trên diện tích 2.400 m2 và gồm có 28 gian phòng đặt tro cốt. Những tro cốt của các nhà lãnh đạo được sắp xếp theo cấp bậc và chức vụ lúc còn sống.Vì vậy, trong số 28 gian phòng ở Tro Cốt Đường, Trung Nhất Thị là nơi đặt tro cốt của những lãnh đạo cấp cao ở Trung Quốc gồm: nguyên soái Chu Đức, nguyên soái Trần Nghị...Khác với Tro Cốt Đường, khu mộ ở nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn không sắp xếp theo cấp bậc của người đã chết. Thay vào đó, các ngôi mộ được sắp xếp thứ tự theo ngày tháng qua đời.Bên trong nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn còn có một nhà hỏa táng. Nằm ở phía Đông của Tro Cốt Đường, nhà hỏa táng được xây dựng năm 1958. Đây là nơi diễn ra lễ hỏa táng của nhiều lãnh đạo cấp cao Trung Quốc sau khi qua đời. Mời độc giả xem video: Thủ đoạn mới đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Nguồn: VTV24.
Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn nằm ở quận Thạch Cảnh Sơn, Bắc Kinh, Trung Quốc. Nơi đây có từ thời nhà Minh. Ban đầu, Bát Bảo Sơn là một từ đường được lập nên để chôn cất và thờ phụng các thái giám. Về sau, nơi đây được sử dụng làm nơi yên nghỉ của giới tinh hoa Trung Quốc.
Vào năm 1550, thái giám Mạch Phúc cho người sửa sang từ đường thành Hộ Quốc Tự với mục đích chấn hưng nhà Minh. Theo thời gian, nơi đây trở thành nơi yên nghỉ của nhiều hoạn quan.
Sau năm 1949, chính quyền Trung Quốc cải tạo Hộ Quốc Tự và đổi tên thành nghĩa trang cách mạng Bắc Kinh.
Vào năm 1970, nghĩa trang cách mạng Bắc Kinh một lần nữa được đổi thành nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn.
Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn có diện tích rộng 10.000 m2 và được chia làm 2 khu vực. Đó là khu mộ và khu đặt tro cốt. Trong đó, từ cổng chính dẫn vào là khu vực đặt tro cốt hay gọi là Tro Cốt Đường.
Nằm ở chính giữa nghĩa trang, công trình được xây dựng vào năm 1958 và cải tạo từ đại điện cũ của Hộ Quốc Tự.
Tro Cốt Đường trải dài trên diện tích 2.400 m2 và gồm có 28 gian phòng đặt tro cốt. Những tro cốt của các nhà lãnh đạo được sắp xếp theo cấp bậc và chức vụ lúc còn sống.
Vì vậy, trong số 28 gian phòng ở Tro Cốt Đường, Trung Nhất Thị là nơi đặt tro cốt của những lãnh đạo cấp cao ở Trung Quốc gồm: nguyên soái Chu Đức, nguyên soái Trần Nghị...
Khác với Tro Cốt Đường, khu mộ ở nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn không sắp xếp theo cấp bậc của người đã chết. Thay vào đó, các ngôi mộ được sắp xếp thứ tự theo ngày tháng qua đời.
Bên trong nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn còn có một nhà hỏa táng. Nằm ở phía Đông của Tro Cốt Đường, nhà hỏa táng được xây dựng năm 1958. Đây là nơi diễn ra lễ hỏa táng của nhiều lãnh đạo cấp cao Trung Quốc sau khi qua đời.
Mời độc giả xem video: Thủ đoạn mới đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Nguồn: VTV24.