Du khách khởi hành từ cửa sông Cái Nha Trang, trên cung đường đến thành cổ, sẽ đi qua nhiều di tích cấp quốc gia.Tham quan các danh thắng trên cung đường khoảng 10 km: Tháp Bà Ponagar thờ Thiên Y Thánh Mẫu nằm trên đồi Cù Lao ven cửa sông, đã được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1979.Nhà thờ Núi được xây dựng từ thời Pháp thuộc theo kiến trúc Tây phương, phong cách Pháp cổ kính nên thu hút rất nhiều du khách ghé thăm.Chùa Long Sơn được khai sơn sáng lập từ thế kỷ XIX, với kiến trúc độc đáo, toạ lạc trong không gian thiên nhiên hài hoà, xanh mát.Cây Dầu đôi có tuổi đời hơn 300 năm, chu vi thân ngót 9 mét, hiện là cây dầu rái duy nhất ở nước ta được công nhận “Cây di sản Việt Nam”.Miếu thờ Bình Tây đại tướng Trịnh Phong, lãnh tụ phong trào Cần Vương nằm cạnh cây Dầu đôi, được lập năm 1886, được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 1991.Đền thờ Trần Quý Cáp, nằm bên gò Chết Chém, được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 1991 thờ nhà chí sĩ yêu nước của phong trào Duy Tân đã anh dũng lãnh đạo nhân dân chống Pháp. Thành cổ Diên Khánh cách thành phố Nha Trang về phía tây chừng 10 km, được xây dựng từ thế kỉ XVIII, dưới thời chúa Nguyễn Ánh. Trong ảnh: Cửa Đông.Ban đầu thành có 6 cửa, nhưng hiện nay chỉ còn 4 cửa Ðông – Tây – Tiền – Hậu. Trong ảnh: Cửa Tây.Đặc biệt nhất là cổng thành hầu như còn nguyên vẹn, vẫn giữ được hình dáng từ hơn 200 năm nay. Trong ảnh: Cửa Tiền.Đây là thành lũy quân sự duy nhất của triều Nguyễn còn gần như nguyên vẹn ở khu vực miền Trung Việt Nam, được công nhận di tích lịch sử Quốc gia năm 1988.Thành được đắp bằng đất, có chu vi gần 3 ngàn mét, có hào sâu, luỹ tre bao bọc.Nội thành hai bên cổng xây bậc cấp để lính canh lên xuống. Phía trên cổng xây lầu tứ giác.Trên cùng là vọng lâu mái uốn cong, lợp ngói âm dương, không có hoa văn trang trí cầu kì mà chỉ ghi tên từng cổng bằng chữ Hán: Đông môn, Tây môn,...Du khách có thể quá bước khỏi cửa Tây chiêm ngưỡng Nhà thờ Hà Dừa gần đó, được xây dựng vào thế kỷ XIX, thu hút mọi người bởi kiến trúc cổ kính và hoành tráng.Và ghé thăm Văn miếu Diên Khánh được lập từ thế kỷ XIX, một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đã được xếp hạng vào năm 1998.
Du khách khởi hành từ cửa sông Cái Nha Trang, trên cung đường đến thành cổ, sẽ đi qua nhiều di tích cấp quốc gia.
Tham quan các danh thắng trên cung đường khoảng 10 km: Tháp Bà Ponagar thờ Thiên Y Thánh Mẫu nằm trên đồi Cù Lao ven cửa sông, đã được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1979.
Nhà thờ Núi được xây dựng từ thời Pháp thuộc theo kiến trúc Tây phương, phong cách Pháp cổ kính nên thu hút rất nhiều du khách ghé thăm.
Chùa Long Sơn được khai sơn sáng lập từ thế kỷ XIX, với kiến trúc độc đáo, toạ lạc trong không gian thiên nhiên hài hoà, xanh mát.
Cây Dầu đôi có tuổi đời hơn 300 năm, chu vi thân ngót 9 mét, hiện là cây dầu rái duy nhất ở nước ta được công nhận “Cây di sản Việt Nam”.
Miếu thờ Bình Tây đại tướng Trịnh Phong, lãnh tụ phong trào Cần Vương nằm cạnh cây Dầu đôi, được lập năm 1886, được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 1991.
Đền thờ Trần Quý Cáp, nằm bên gò Chết Chém, được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 1991 thờ nhà chí sĩ yêu nước của phong trào Duy Tân đã anh dũng lãnh đạo nhân dân chống Pháp.
Thành cổ Diên Khánh cách thành phố Nha Trang về phía tây chừng 10 km, được xây dựng từ thế kỉ XVIII, dưới thời chúa Nguyễn Ánh. Trong ảnh: Cửa Đông.
Ban đầu thành có 6 cửa, nhưng hiện nay chỉ còn 4 cửa Ðông – Tây – Tiền – Hậu. Trong ảnh: Cửa Tây.
Đặc biệt nhất là cổng thành hầu như còn nguyên vẹn, vẫn giữ được hình dáng từ hơn 200 năm nay. Trong ảnh: Cửa Tiền.
Đây là thành lũy quân sự duy nhất của triều Nguyễn còn gần như nguyên vẹn ở khu vực miền Trung Việt Nam, được công nhận di tích lịch sử Quốc gia năm 1988.
Thành được đắp bằng đất, có chu vi gần 3 ngàn mét, có hào sâu, luỹ tre bao bọc.
Nội thành hai bên cổng xây bậc cấp để lính canh lên xuống. Phía trên cổng xây lầu tứ giác.
Trên cùng là vọng lâu mái uốn cong, lợp ngói âm dương, không có hoa văn trang trí cầu kì mà chỉ ghi tên từng cổng bằng chữ Hán: Đông môn, Tây môn,...
Du khách có thể quá bước khỏi cửa Tây chiêm ngưỡng Nhà thờ Hà Dừa gần đó, được xây dựng vào thế kỷ XIX, thu hút mọi người bởi kiến trúc cổ kính và hoành tráng.
Và ghé thăm Văn miếu Diên Khánh được lập từ thế kỷ XIX, một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đã được xếp hạng vào năm 1998.