Khi các nhà khảo cổ khám phá nhà vệ sinh công cộng ở thời La Mã cổ đại, họ nhận thấy rằng nó giống như một phòng hút thuốc thời hiện đại.Người có nhu cầu không chỉ có mặt ở nhà vệ sinh để giải quyết 'nỗi buồn' mà còn là nơi để họ thảo luận về các tin tức mới diễn ra.Nhà vệ sinh được thiết kế như một băng ghế đá dài với nhiều lỗ ở phía trên và mặt tiền phía trước. Giữa các vị trí không có tường vách ngăn như thời hiện đại mà để thông nhau, vì vậy đến đây người La Mã có thể tha hồ nói chuyện về cuộc sống ngay tại nơi đi vệ sinh.Người La Mã cổ đại dùng miếng bọt biển buộc trên đầu một cái que và sau khi dùng xong, họ nhúng miếng bọt biển vào một cái thùng đầy nước để người kế tiếp có thể… tái sử dụng.Với cách đi vệ sinh này, một nhà vệ sinh La Mã đã không được coi là nơi buồn tẻ nữa, thậm chí rất náo nhiệt.Trên các bức tường bao quanh khu vệ sinh cũng được trang trí những bức tượng đẹp mắt.Tuy nhiên, để đi vệ sinh ở những nơi như thế này, người đi phải trả một khoản phí, vì vậy người nghèo hầu như không bao giờ đến những nơi vệ sinh này. Một số nhà vệ sinh thậm chí có cả một hệ thống sưởi ấm đặc biệt.Thế kỷ IV, trong triều đại của Diocletian, tại Rome đã có 144 nhà vệ sinh công cộng.Tuy nhiên việc tích tụ khối lượng lớn khí metan làm cho nhà vệ sinh trở nên nguy hiểm khi chúng thường xuyên phát nổ, vì vậy trước khi đi vệ sinh người La Mã thường đến cầu nguyện dưới bức tượng thần Fortuna với hy vọng phép màu sẽ giúp họ sống sót khi bước vào nhà vệ sinh.Có thể bạn sẽ không tin, nhưng chủ đề nhạy cảm này đã khiến nhiều nhà khoa học phải tốn công hao sức để nghiên cứu.
Khi các nhà khảo cổ khám phá nhà vệ sinh công cộng ở thời La Mã cổ đại, họ nhận thấy rằng nó giống như một phòng hút thuốc thời hiện đại.
Người có nhu cầu không chỉ có mặt ở nhà vệ sinh để giải quyết 'nỗi buồn' mà còn là nơi để họ thảo luận về các tin tức mới diễn ra.
Nhà vệ sinh được thiết kế như một băng ghế đá dài với nhiều lỗ ở phía trên và mặt tiền phía trước. Giữa các vị trí không có tường vách ngăn như thời hiện đại mà để thông nhau, vì vậy đến đây người La Mã có thể tha hồ nói chuyện về cuộc sống ngay tại nơi đi vệ sinh.
Người La Mã cổ đại dùng miếng bọt biển buộc trên đầu một cái que và sau khi dùng xong, họ nhúng miếng bọt biển vào một cái thùng đầy nước để người kế tiếp có thể… tái sử dụng.
Với cách đi vệ sinh này, một nhà vệ sinh La Mã đã không được coi là nơi buồn tẻ nữa, thậm chí rất náo nhiệt.
Trên các bức tường bao quanh khu vệ sinh cũng được trang trí những bức tượng đẹp mắt.
Tuy nhiên, để đi vệ sinh ở những nơi như thế này, người đi phải trả một khoản phí, vì vậy người nghèo hầu như không bao giờ đến những nơi vệ sinh này. Một số nhà vệ sinh thậm chí có cả một hệ thống sưởi ấm đặc biệt.
Thế kỷ IV, trong triều đại của Diocletian, tại Rome đã có 144 nhà vệ sinh công cộng.
Tuy nhiên việc tích tụ khối lượng lớn khí metan làm cho nhà vệ sinh trở nên nguy hiểm khi chúng thường xuyên phát nổ, vì vậy trước khi đi vệ sinh người La Mã thường đến cầu nguyện dưới bức tượng thần Fortuna với hy vọng phép màu sẽ giúp họ sống sót khi bước vào nhà vệ sinh.
Có thể bạn sẽ không tin, nhưng chủ đề nhạy cảm này đã khiến nhiều nhà khoa học phải tốn công hao sức để nghiên cứu.