Gia Cát Lượng nổi tiếng thông minh, túc trí đa mưu, liệu sự như thần. Ông là khai quốc công thần của nhà Thục Hán và được Lưu Bị tin tưởng, trọng dụng giao cho chức Thừa tướng. Trước khi qua đời, Lưu Bị còn phó thác con trai Lưu Thiện cho Khổng Minh.Với lòng trung thành tuyệt đối dành cho Lưu Bị và nhà Thục Hán, Gia Cát Lượng dốc lòng phò tá Lưu Thiện. Theo đó, Lưu Thiện thuận lợi đăng cơ, kế thừa ngai vàng. Khổng Minh dùng tài năng, mưu trí của mình giúp nhà Thục Hán ngày càng vững mạnh.Dù là người tài giỏi xuất chúng nhưng Gia Cát Lượng 6 lần phát động chiến dịch Bắc phạt đều thất bại. Thậm chí, ông lâm bệnh nặng và qua đời ngay trong chiến dịch Bắc phạt lần thứ 6, thọ 54 tuổi.Gia Cát Lượng thất bại trong cả 6 lần Bắc phạt khiến nhiều người tiếc nuối cho một nhân tài xuất chúng. Một câu hỏi đặt ra là nếu Khổng Minh không thực hiện Bắc phạt thì nhà Thục Hán sẽ ra sao?Trước câu hỏi này, một số nhà nghiên cứu cho rằng, nếu Gia Cát Lượng không thực hiện chiến dịch Bắc phạt, nhà Thục Hán sẽ đối mặt với 4 hậu quả nghiêm trọng.Đầu tiên là Thục Hán sẽ mất lòng dân. Điều này xuất phát từ việc nhà Thục Hán được Lưu Bị thành lập với mục đích phục hưng Hán thất. Nhờ vậy, Lưu Bị và Thục Hán có được lòng dân. Vậy nên, nếu Gia Cát Lượng không tiến hành Bắc phạt, tấn công Tào Ngụy thì lòng dân sẽ dần mất đi. Theo đó, nhà Thục Hán sẽ sớm diệt vong.Hai là nhà Thục Hán sẽ xảy ra tranh giành quyền lực khốc liệt nếu không diễn ra 6 lần Bắc phạt. Lãnh thổ Thục Hán vốn là vùng đất của nhiều thế lực. Sau khi Lưu Bị tới Ích Châu và từng bước thu phục những thế lực tại đó, Thục Hán chính thức ra đời. Việc tiến hành Bắc phạt sẽ làm suy yếu sức mạnh của những thế lực thù địch khi cùng phải góp sức trên chiến trường đánh kẻ địch bên ngoài. Nhờ vậy, Thục Hán sẽ tránh được nguy cơ xảy ra nội chiến.Ba là Tào Ngụy sẽ càng mạnh hơn nếu Thục Hán không tiến hành Bắc phạt. Từ thời Lưu Bị, Thục Hán và Tào Ngụy đã có sự chênh lệch lực lượng. Tào Ngụy mạnh hơn nên nếu Thục Hán chỉ tập trung củng cố nội bộ thì sẽ tạo cơ hội của thế lực của Tào Tháo ngày càng lớn hơn. Nếu mọi việc tiến triển thuận lợi, Tào Ngụy sẽ tiêu diệt Thục Hán vì chênh lệch sức mạnh quá lớn.Vậy nên, Gia Cát Lượng thực hiện chiến dịch Bắc phạt nhằm khiến Tào Ngụy hao tổn ngân khố cũng như làm suy giảm sức mạnh quân sự. Khi ấy, Thục Hán sẽ có cơ hội "trở mình".Bốn là quân đội Thục Hán sẽ trở nên thiếu thực chiến. Nếu Gia Cát Lượng không thực hiện Bắc phạt, quân Thục sẽ không có động lực rèn luyện, chiến đấu dũng mãnh để bảo vệ đất nước, tiêu diệt kẻ thù.Nếu tình trạng này xảy ra, Thục Hán sẽ có thể dễ dàng bị Tào Ngụy, Đông Ngô thôn tính. Vậy nên, Gia Cát Lượng 6 lần thực hiện Bắc phạt dù đều thất bại vì không muốn chứng kiến Thục Hán nhanh chóng đến bờ vực diệt vong.Mời độc giả xem video: Cận cảnh kho báu chứa đầy vàng ròng trong mộ cổ Trung Quốc.
Gia Cát Lượng nổi tiếng thông minh, túc trí đa mưu, liệu sự như thần. Ông là khai quốc công thần của nhà Thục Hán và được Lưu Bị tin tưởng, trọng dụng giao cho chức Thừa tướng. Trước khi qua đời, Lưu Bị còn phó thác con trai Lưu Thiện cho Khổng Minh.
Với lòng trung thành tuyệt đối dành cho Lưu Bị và nhà Thục Hán, Gia Cát Lượng dốc lòng phò tá Lưu Thiện. Theo đó, Lưu Thiện thuận lợi đăng cơ, kế thừa ngai vàng. Khổng Minh dùng tài năng, mưu trí của mình giúp nhà Thục Hán ngày càng vững mạnh.
Dù là người tài giỏi xuất chúng nhưng Gia Cát Lượng 6 lần phát động chiến dịch Bắc phạt đều thất bại. Thậm chí, ông lâm bệnh nặng và qua đời ngay trong chiến dịch Bắc phạt lần thứ 6, thọ 54 tuổi.
Gia Cát Lượng thất bại trong cả 6 lần Bắc phạt khiến nhiều người tiếc nuối cho một nhân tài xuất chúng. Một câu hỏi đặt ra là nếu Khổng Minh không thực hiện Bắc phạt thì nhà Thục Hán sẽ ra sao?
Trước câu hỏi này, một số nhà nghiên cứu cho rằng, nếu Gia Cát Lượng không thực hiện chiến dịch Bắc phạt, nhà Thục Hán sẽ đối mặt với 4 hậu quả nghiêm trọng.
Đầu tiên là Thục Hán sẽ mất lòng dân. Điều này xuất phát từ việc nhà Thục Hán được Lưu Bị thành lập với mục đích phục hưng Hán thất. Nhờ vậy, Lưu Bị và Thục Hán có được lòng dân. Vậy nên, nếu Gia Cát Lượng không tiến hành Bắc phạt, tấn công Tào Ngụy thì lòng dân sẽ dần mất đi. Theo đó, nhà Thục Hán sẽ sớm diệt vong.
Hai là nhà Thục Hán sẽ xảy ra tranh giành quyền lực khốc liệt nếu không diễn ra 6 lần Bắc phạt. Lãnh thổ Thục Hán vốn là vùng đất của nhiều thế lực. Sau khi Lưu Bị tới Ích Châu và từng bước thu phục những thế lực tại đó, Thục Hán chính thức ra đời. Việc tiến hành Bắc phạt sẽ làm suy yếu sức mạnh của những thế lực thù địch khi cùng phải góp sức trên chiến trường đánh kẻ địch bên ngoài. Nhờ vậy, Thục Hán sẽ tránh được nguy cơ xảy ra nội chiến.
Ba là Tào Ngụy sẽ càng mạnh hơn nếu Thục Hán không tiến hành Bắc phạt. Từ thời Lưu Bị, Thục Hán và Tào Ngụy đã có sự chênh lệch lực lượng. Tào Ngụy mạnh hơn nên nếu Thục Hán chỉ tập trung củng cố nội bộ thì sẽ tạo cơ hội của thế lực của Tào Tháo ngày càng lớn hơn. Nếu mọi việc tiến triển thuận lợi, Tào Ngụy sẽ tiêu diệt Thục Hán vì chênh lệch sức mạnh quá lớn.
Vậy nên, Gia Cát Lượng thực hiện chiến dịch Bắc phạt nhằm khiến Tào Ngụy hao tổn ngân khố cũng như làm suy giảm sức mạnh quân sự. Khi ấy, Thục Hán sẽ có cơ hội "trở mình".
Bốn là quân đội Thục Hán sẽ trở nên thiếu thực chiến. Nếu Gia Cát Lượng không thực hiện Bắc phạt, quân Thục sẽ không có động lực rèn luyện, chiến đấu dũng mãnh để bảo vệ đất nước, tiêu diệt kẻ thù.
Nếu tình trạng này xảy ra, Thục Hán sẽ có thể dễ dàng bị Tào Ngụy, Đông Ngô thôn tính. Vậy nên, Gia Cát Lượng 6 lần thực hiện Bắc phạt dù đều thất bại vì không muốn chứng kiến Thục Hán nhanh chóng đến bờ vực diệt vong.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh kho báu chứa đầy vàng ròng trong mộ cổ Trung Quốc.