Nằm trong quần thể các di tích, danh lam thắng cảnh Hòn Chông (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), chùa Hang - Hòn Chông là ngôi cổ tự nổi tiếng ở địa đầu phương Nam của đất nước. Ảnh: Chùa Hang nhìn từ biển Bãi Dương.Chùa có tên chữ Hải Sơn Tự, là có vị trí rất đặc biệt, nằm trong lòng núi đá Hải Sơn, sát biển Bãi Dương với bãi cát mịn trải dài. Ảnh: Cổng sau hướng ra bãi biển của chùa Hang.Truyền thuyết kể rằng, nơi dựng chùa là nơi Công chúa Ngọc Tuyền, một người em gái chúa Nguyễn Ánh đã mất trong khi đang trốn quân Tây Sơn. Ảnh: Cổng trước của chùa.Sau này để tưởng nhớ người em gái của mình, vua Gia Long - Nguyễn Ánh cho xây chùa trong hang núi để thờ phụng nên gọi là chùa Hang. Ảnh: Nhà bia của chùa Hang - Hòn Chông.Chùa có hai cổng vào. Dù theo cổng nào, du khách cũng phải đi qua hang đá để vào chính điện.Đường dẫn vào chính điện nhỏ hẹp xuyên qua các khối đá khổng lồ, được thắp sáng bằng những ngọn đèn màu xanh gợi sự thâm u, thoát ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài.Chính điện nằm gọn trong lòng núi. Đây là một động đá vôi có hai cửa chạy theo trục Đông Bắc –Tây Nam, chiều dài hơn 50 mét.Những tượng Phật, Bồ Tát ẩn hiện trong ánh sáng mờ ảo tạo nên cảm giác thâm nghiêm, huyền bí.Theo các nhà nghiên cứu, hang động này được tạo thành từ núi đá vôi bị nước biển xâm thực trong hàng vạn năm.Căn cứ vào lượng vỏ sò hến thu nhặt được, người ta phỏng đoán vào thời xa xưa ngọn núi Hải Sơn từng nằm dưới mực nước biển. Sau này, vỏ sò ốc được dùng làm vật liệu xây dựng một số công trình của chùa Hang.Từ chính điện của chùa đi về phía cổng sau, du khách sẽ bất ngờ khi một khoảng không gian khoáng đạt hiện ra với khung cảnh Bãi Dương thơ mộng cùng hòn Phụ Tử kỳ vĩ nhấp nhô trên mặt biển.Với lịch sử lâu đời cùng những nét độc đáo về cảnh quan, kiến trúc, ngày nay chùa Hang - Hòn Chông là một địa điểm thu hút rất đông du khách thập phương của tỉnh Kiên Giang.Hàng năm, chùa tổ chức lễ hội long trọng từ ngày mùng 8 đến ngày Rằm tháng 4 Âm lịch. Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi. (Nguồn: Youtube).
Nằm trong quần thể các di tích, danh lam thắng cảnh Hòn Chông (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), chùa Hang - Hòn Chông là ngôi cổ tự nổi tiếng ở địa đầu phương Nam của đất nước. Ảnh: Chùa Hang nhìn từ biển Bãi Dương.
Chùa có tên chữ Hải Sơn Tự, là có vị trí rất đặc biệt, nằm trong lòng núi đá Hải Sơn, sát biển Bãi Dương với bãi cát mịn trải dài. Ảnh: Cổng sau hướng ra bãi biển của chùa Hang.
Truyền thuyết kể rằng, nơi dựng chùa là nơi Công chúa Ngọc Tuyền, một người em gái chúa Nguyễn Ánh đã mất trong khi đang trốn quân Tây Sơn. Ảnh: Cổng trước của chùa.
Sau này để tưởng nhớ người em gái của mình, vua Gia Long - Nguyễn Ánh cho xây chùa trong hang núi để thờ phụng nên gọi là chùa Hang. Ảnh: Nhà bia của chùa Hang - Hòn Chông.
Chùa có hai cổng vào. Dù theo cổng nào, du khách cũng phải đi qua hang đá để vào chính điện.
Đường dẫn vào chính điện nhỏ hẹp xuyên qua các khối đá khổng lồ, được thắp sáng bằng những ngọn đèn màu xanh gợi sự thâm u, thoát ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Chính điện nằm gọn trong lòng núi. Đây là một động đá vôi có hai cửa chạy theo trục Đông Bắc –Tây Nam, chiều dài hơn 50 mét.
Những tượng Phật, Bồ Tát ẩn hiện trong ánh sáng mờ ảo tạo nên cảm giác thâm nghiêm, huyền bí.
Theo các nhà nghiên cứu, hang động này được tạo thành từ núi đá vôi bị nước biển xâm thực trong hàng vạn năm.
Căn cứ vào lượng vỏ sò hến thu nhặt được, người ta phỏng đoán vào thời xa xưa ngọn núi Hải Sơn từng nằm dưới mực nước biển. Sau này, vỏ sò ốc được dùng làm vật liệu xây dựng một số công trình của chùa Hang.
Từ chính điện của chùa đi về phía cổng sau, du khách sẽ bất ngờ khi một khoảng không gian khoáng đạt hiện ra với khung cảnh Bãi Dương thơ mộng cùng hòn Phụ Tử kỳ vĩ nhấp nhô trên mặt biển.
Với lịch sử lâu đời cùng những nét độc đáo về cảnh quan, kiến trúc, ngày nay chùa Hang - Hòn Chông là một địa điểm thu hút rất đông du khách thập phương của tỉnh Kiên Giang.
Hàng năm, chùa tổ chức lễ hội long trọng từ ngày mùng 8 đến ngày Rằm tháng 4 Âm lịch.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi. (Nguồn: Youtube).