Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà. Ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc (gồm 2 ông và 1 bà).Trong ngày 23 tháng Chạp, người dân sẽ làm lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời. Tuy nhiên, việc gộp chung và làm một lễ cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính cùng với gia tiên mới đúng.Theo văn hóa dân gian, bàn thờ ông Táo nên được đặt trong bếp (có thể để ở bên cạnh hoặc bên trên bếp) để thể hiện tín ngưỡng thờ cúng các vị thần cai quản chuyện bếp núc trong gia đình. Phong tục này mang ý nghĩa gửi gắm mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình hòa thuận, sung túc.Hiện nay ở một số chùa lớn cũng có bàn thờ riêng cúng Táo quân. Ngày xưa, lễ cúng Táo quân thường được làm trong bếp. Tuy nhiên, ngày nay việc thờ cúng được đơn giản hóa do quan niệm và do không gian nhà chật chội nên nhiều gia đình không làm bàn thờ riêng cho ông Táo.Những nhà không có bàn thờ Táo quân riêng nên chuẩn bị một mâm cỗ cúng để thắp hương ở bàn thờ gia tiên, thần linh và một mâm khác đặt dưới gian bếp.Thời gian cúng ông Công ông Táo: Thông thường, lễ cúng ông Công ông Táo nên được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 12 tháng Chạp. Tùy theo điều kiện mà gia chủ có thể cúng từ ngày 22 tháng Chạp.Một số chuyên gia phong thủy cho rằng, chúng ta vẫn có thể cúng sau 12 giờ ngày 12 tháng Chạp, thậm chí có thể cúng vào chiều tối cũng không sao. Tuy nhiên, vẫn khuyến khích các gia đình nên chọn thời điểm tốt nhất để làm lễ cúng.Theo dân gian quan niệm, giờ Ngọ (từ 11-13h) là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời. Do đó, thời điểm đẹp nhất để làm lễ cúng ông Công ông Táo là tối 22 và sáng 23 tháng Chạp.
Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà. Ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc (gồm 2 ông và 1 bà).
Trong ngày 23 tháng Chạp, người dân sẽ làm lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời. Tuy nhiên, việc gộp chung và làm một lễ cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính cùng với gia tiên mới đúng.
Theo văn hóa dân gian, bàn thờ ông Táo nên được đặt trong bếp (có thể để ở bên cạnh hoặc bên trên bếp) để thể hiện tín ngưỡng thờ cúng các vị thần cai quản chuyện bếp núc trong gia đình. Phong tục này mang ý nghĩa gửi gắm mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình hòa thuận, sung túc.
Hiện nay ở một số chùa lớn cũng có bàn thờ riêng cúng Táo quân. Ngày xưa, lễ cúng Táo quân thường được làm trong bếp. Tuy nhiên, ngày nay việc thờ cúng được đơn giản hóa do quan niệm và do không gian nhà chật chội nên nhiều gia đình không làm bàn thờ riêng cho ông Táo.
Những nhà không có bàn thờ Táo quân riêng nên chuẩn bị một mâm cỗ cúng để thắp hương ở bàn thờ gia tiên, thần linh và một mâm khác đặt dưới gian bếp.
Thời gian cúng ông Công ông Táo: Thông thường, lễ cúng ông Công ông Táo nên được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 12 tháng Chạp. Tùy theo điều kiện mà gia chủ có thể cúng từ ngày 22 tháng Chạp.
Một số chuyên gia phong thủy cho rằng, chúng ta vẫn có thể cúng sau 12 giờ ngày 12 tháng Chạp, thậm chí có thể cúng vào chiều tối cũng không sao. Tuy nhiên, vẫn khuyến khích các gia đình nên chọn thời điểm tốt nhất để làm lễ cúng.
Theo dân gian quan niệm, giờ Ngọ (từ 11-13h) là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời. Do đó, thời điểm đẹp nhất để làm lễ cúng ông Công ông Táo là tối 22 và sáng 23 tháng Chạp.