Sinh năm 1912, Nam Phương Hoàng hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà xuất thân trong gia đình trâm anh với bố là cụ Nguyễn Hữu Hào - người giàu có bậc nhất tại miền Nam và mẹ là cụ Lê Thị Bình (con gái Lê Phát Đạt - một trong 4 người giàu nhất Việt Nam thời bấy giờ).Với nhan sắc kiều diễm, thông minh và có học vấn cao, Nguyễn Hữu Thị Lan 3 lần được phong danh hiệu hoa hậu Đông Dương. Bà thừa hưởng nền giáo dục phương Tây và theo học tại một trường nữ nổi tiếng tại Pháp - Couvent des oiseaux.Vào tháng 9/1932, sau khi hoàn thành tú tài Pháp (tương đương với tốt nghiệp trung học), Nguyễn Hữu Thị Lan về nước. Trong một buổi tiệc tại Đà Lạt, vua Bảo Đại gặp Nguyễn Hữu Thị Lan. Hai người đem lòng cảm mến nhau.Một thời gian sau vua Bảo Đại hỏi cưới thì gia đình Nam Phương Hoàng hậu đã ra một số điều kiện. Trong số này có việc bà Nguyễn Hữu Thị Lan nêu điều kiện phải giải tán tam cung lục viện, bỏ hẳn chế độ thê thiếp trong cung.Dù vấp phải nhiều lời khuyên ngăn, phản đối của mẹ cũng như triều đình, vua Bảo Đại sẵn sàng đồng ý các điều kiện để được kết hôn với mỹ nhân. Hôn lễ của họ được tổ chức long trọng tại điện Kiến Trung ngày 20/3/1934.Sau khi cưới, Nam Phương Hoàng hậu lần lượt sinh cho vua Bảo Đại 5 người con (2 con trai và 3 con gái). Tuy nhiên, cuộc hôn nhân hạnh phúc của bà với vua Bảo Đại chỉ kéo dài vài năm. Nguyên do là về sau vua Bảo Đại có những mối quan hệ tình ái khác.Trong số những tình nhân của vua Bảo Đại, nổi tiếng là chuyện tình với nàng vũ nữ Lý Lệ Hà. Vào tháng 9/1945 sau khi thoái vị, Bảo Đại ra Hà Nội nhận chức cố vấn tối cao trong chính phủ. Khi xa vợ, cựu hoàng có niềm vui mới bên nhân tình Lý Lệ Hà.Biết chuyện chồng có tình nhân ở Hà Nội, Nam Phương Hoàng hậu cho 2 tờ giấy mệnh giá 500 đồng bạc Đông Dương vào trong phong bì đã có sẵn tờ giấy màu hồng đầy chữ Pháp rồi dán lại. Kế đến, bà đưa nó cho ông Phạm Khắc Hòe - Đổng lý ngự tiền văn phòng của cựu hoàng Bảo Đại để chuyển ra Hà Nội cho chồng.50 năm sau, lá thư của Nam Phương Hoàng hậu được công bố. Đó là bức thư bà viết cho tình địch Lý Lệ Hà. Dù bức thư chỉ dài 66 chữ nhưng thể hiện cách "đánh ghen" thông minh và đầy bản lĩnh của Nam Phương Hoàng hậu."Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương!", nguyên văn vức thư Nam Phương Hoàng hậu gửi cho Lý Lệ Hà.Trong thư, Nam Phương Hoàng hậu không có một lời mắng chửi, hờn giận, trách móc Lý Lệ Hà. Thêm nữa, Nam Phương Hoàng hậu còn cảm ơn nàng vũ nữ đã lo cho chồng mình.Sau khi đọc thư, Lý Lệ Hà hiểu rằng Nam Phương Hoàng hậu đã biết chuyện của mình với cựu hoàng Bảo Đại. Thông qua cách "đánh ghen" thông minh và đầy kiêu hãnh, Nam Phương Hoàng hậu khiến người đời nể phục vì đức tính cao đẹp. Mời độc giả xem video: Bỏ tiền triệu săn gà Tiến vua để chơi tết. Nguồn: VTV24.
Sinh năm 1912, Nam Phương Hoàng hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà xuất thân trong gia đình trâm anh với bố là cụ Nguyễn Hữu Hào - người giàu có bậc nhất tại miền Nam và mẹ là cụ Lê Thị Bình (con gái Lê Phát Đạt - một trong 4 người giàu nhất Việt Nam thời bấy giờ).
Với nhan sắc kiều diễm, thông minh và có học vấn cao, Nguyễn Hữu Thị Lan 3 lần được phong danh hiệu hoa hậu Đông Dương. Bà thừa hưởng nền giáo dục phương Tây và theo học tại một trường nữ nổi tiếng tại Pháp - Couvent des oiseaux.
Vào tháng 9/1932, sau khi hoàn thành tú tài Pháp (tương đương với tốt nghiệp trung học), Nguyễn Hữu Thị Lan về nước. Trong một buổi tiệc tại Đà Lạt, vua Bảo Đại gặp Nguyễn Hữu Thị Lan. Hai người đem lòng cảm mến nhau.
Một thời gian sau vua Bảo Đại hỏi cưới thì gia đình Nam Phương Hoàng hậu đã ra một số điều kiện. Trong số này có việc bà Nguyễn Hữu Thị Lan nêu điều kiện phải giải tán tam cung lục viện, bỏ hẳn chế độ thê thiếp trong cung.
Dù vấp phải nhiều lời khuyên ngăn, phản đối của mẹ cũng như triều đình, vua Bảo Đại sẵn sàng đồng ý các điều kiện để được kết hôn với mỹ nhân. Hôn lễ của họ được tổ chức long trọng tại điện Kiến Trung ngày 20/3/1934.
Sau khi cưới, Nam Phương Hoàng hậu lần lượt sinh cho vua Bảo Đại 5 người con (2 con trai và 3 con gái). Tuy nhiên, cuộc hôn nhân hạnh phúc của bà với vua Bảo Đại chỉ kéo dài vài năm. Nguyên do là về sau vua Bảo Đại có những mối quan hệ tình ái khác.
Trong số những tình nhân của vua Bảo Đại, nổi tiếng là chuyện tình với nàng vũ nữ Lý Lệ Hà. Vào tháng 9/1945 sau khi thoái vị, Bảo Đại ra Hà Nội nhận chức cố vấn tối cao trong chính phủ. Khi xa vợ, cựu hoàng có niềm vui mới bên nhân tình Lý Lệ Hà.
Biết chuyện chồng có tình nhân ở Hà Nội, Nam Phương Hoàng hậu cho 2 tờ giấy mệnh giá 500 đồng bạc Đông Dương vào trong phong bì đã có sẵn tờ giấy màu hồng đầy chữ Pháp rồi dán lại. Kế đến, bà đưa nó cho ông Phạm Khắc Hòe - Đổng lý ngự tiền văn phòng của cựu hoàng Bảo Đại để chuyển ra Hà Nội cho chồng.
50 năm sau, lá thư của Nam Phương Hoàng hậu được công bố. Đó là bức thư bà viết cho tình địch Lý Lệ Hà. Dù bức thư chỉ dài 66 chữ nhưng thể hiện cách "đánh ghen" thông minh và đầy bản lĩnh của Nam Phương Hoàng hậu.
"Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương!", nguyên văn vức thư Nam Phương Hoàng hậu gửi cho Lý Lệ Hà.
Trong thư, Nam Phương Hoàng hậu không có một lời mắng chửi, hờn giận, trách móc Lý Lệ Hà. Thêm nữa, Nam Phương Hoàng hậu còn cảm ơn nàng vũ nữ đã lo cho chồng mình.
Sau khi đọc thư, Lý Lệ Hà hiểu rằng Nam Phương Hoàng hậu đã biết chuyện của mình với cựu hoàng Bảo Đại. Thông qua cách "đánh ghen" thông minh và đầy kiêu hãnh, Nam Phương Hoàng hậu khiến người đời nể phục vì đức tính cao đẹp.
Mời độc giả xem video: Bỏ tiền triệu săn gà Tiến vua để chơi tết. Nguồn: VTV24.