Theo sách “Đời sống trong cung đình triều Nguyễn” và các tài liệu chính sử khác, hoàng hậu Lê Ngọc Bình của nhà Tây Sơn từng lấy vua Nguyễn làm chồng. Đây là điều kỳ lạ trong lịch sử, bởi nhà Nguyễn và Tây Sơn vốn là 2 triều đại đối địch.Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", hoàng hậu Lê Ngọc Bình ban đầu là vợ vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản), của nhà Tây Sơn, sau lấy vua Gia Long của triều Nguyễn.Theo sách “Đời sống trong cung đình triều Nguyễn”, công chúa Ngọc Bình vốn là con gái của vua Lê Hiển Tông, vị vua áp chót của nhà Hậu Lê, trị vì từ năm 1746 đến năm 1786. Ngọc Bình trở thành nàng công chúa, người phụ nữ có số phận lạ lùng bậc nhất trong sử Việt. Nói về bà, dân gian vẫn có câu: Số chi có số lạ lùng / con vua lại lấy 2 chồng làm vua.Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", công chúa Huyền Trân (1287-1340), con gái vua Trần Nhân Tông, lấy vua Chiêm Thành là Chế Mân năm 1306. Huyền Trân chính là công chúa duy nhất của nhà Trần từng làm dâu Chiêm Thành.Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", Công chúa Ngọc Vạn là con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1620, bà được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II và trở thành hoàng hậu nước này với tước hiệu Somdach Prea Peaccayo dey Preavoreac.Theo sách "Nguyễn Phúc tộc thế phả", công chúa (công nữ) Nguyễn Phúc Ngọc Hoa, theo tài liệu và sự tích còn lưu giữ của Nhật Bản, là con gái nuôi của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1619, Công nữ Ngọc Hoa được gả cho Araki Sotaro, nhà hàng hải kiệt xuất thuộc dòng dõi Samurai sang buôn bán Hội An (Quảng Nam). Một năm sau, bà theo chồng về Nhật sống và mất năm 1645.Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", năm 1225, Lý Chiêu Hoàng (Lý Chiêu Hoàng, Lý Thiên Hinh - vua nhà Lý), nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần thành lập, nhà Lý suy vong, Lý Chiêu Hoàng ban đầu được phong làm hoàng hậu, sau bị giáng xuống làm công chúa Đại Việt.
Theo sách “Đời sống trong cung đình triều Nguyễn” và các tài liệu chính sử khác, hoàng hậu Lê Ngọc Bình của nhà Tây Sơn từng lấy vua Nguyễn làm chồng. Đây là điều kỳ lạ trong lịch sử, bởi nhà Nguyễn và Tây Sơn vốn là 2 triều đại đối địch.
Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", hoàng hậu Lê Ngọc Bình ban đầu là vợ vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản), của nhà Tây Sơn, sau lấy vua Gia Long của triều Nguyễn.
Theo sách “Đời sống trong cung đình triều Nguyễn”, công chúa Ngọc Bình vốn là con gái của vua Lê Hiển Tông, vị vua áp chót của nhà Hậu Lê, trị vì từ năm 1746 đến năm 1786. Ngọc Bình trở thành nàng công chúa, người phụ nữ có số phận lạ lùng bậc nhất trong sử Việt. Nói về bà, dân gian vẫn có câu: Số chi có số lạ lùng / con vua lại lấy 2 chồng làm vua.
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", công chúa Huyền Trân (1287-1340), con gái vua Trần Nhân Tông, lấy vua Chiêm Thành là Chế Mân năm 1306. Huyền Trân chính là công chúa duy nhất của nhà Trần từng làm dâu Chiêm Thành.
Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", Công chúa Ngọc Vạn là con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1620, bà được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II và trở thành hoàng hậu nước này với tước hiệu Somdach Prea Peaccayo dey Preavoreac.
Theo sách "Nguyễn Phúc tộc thế phả", công chúa (công nữ) Nguyễn Phúc Ngọc Hoa, theo tài liệu và sự tích còn lưu giữ của Nhật Bản, là con gái nuôi của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1619, Công nữ Ngọc Hoa được gả cho Araki Sotaro, nhà hàng hải kiệt xuất thuộc dòng dõi Samurai sang buôn bán Hội An (Quảng Nam). Một năm sau, bà theo chồng về Nhật sống và mất năm 1645.
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", năm 1225, Lý Chiêu Hoàng (Lý Chiêu Hoàng, Lý Thiên Hinh - vua nhà Lý), nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần thành lập, nhà Lý suy vong, Lý Chiêu Hoàng ban đầu được phong làm hoàng hậu, sau bị giáng xuống làm công chúa Đại Việt.