Theo truyền thuyết, ông Công ông Táo hay Táo Quân là những vị thần được Ngọc Hoàng cử xuống trần gian để cai quản việc bếp núc, nhà cửa của mỗi gia đình ở dưới hạ giới. Bởi vậy, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình để báo cáo công việc với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để quyết định sự thịnh, suy của gia đình trong năm tới. Do đó, vào ngày 22-23 Tết, các gia đình sẽ làm lễ cúng thịnh soạn với hy vọng Táo Quân sẽ thay họ báo cáo những việc tốt, “nói giảm, nói tránh” những việc chưa tốt với Ngọc Hoàng. Ảnh: Phạm Thắng.Một trong những lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng 23 tháng Chạp truyền thống là bộ ông Công ông Táo. Thông thường, bộ ông Công ông Táo đầy đủ sẽ bao gồm: 3 chiếc mũ, 3 đôi giày, 3 bộ áo, 3 con cá chép giấy. Mũ dành cho Táo ông thường có 2 cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những chiếc mũ này được trang trí bằng các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và dây kim tuyến. Ảnh: Quỳnh Trang.Theo đó, màu sắc của mũ và áo ông Công ông Táo sẽ được thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Ví dụ năm hành kim thì mũ, áo có màu vàng; năm hành mộc thì mũ, áo có màu trắng; năm hành thủy thì mũ, áo có màu xanh; năm hành hỏa thì mũ, áo có màu đỏ, năm hành thổ thì mũ, áo có màu đen. Để không quá phưc tạp, đôi khi, nhiều gia đình chỉ cúng tượng trưng một mũ ông Công (có hai cánh chuồn) và kèm theo một chiếc áo, một đôi hài bằng giấy. Ảnh: Liêu Lãm.Ngoài bộ áo mũ dành cho Táo Quân, cần mua thêm tiền vàng hoặc loại vàng nén cho ông Công ông Táo làm lệ phí đi đường. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Ảnh: Phạm Thắng. Theo quan niệm dân gian, cá chép là phương tiện để giúp các Táo Quân chầu trời. Vì vậy, đồ cúng ông Táo không thể thiếu cá chép. Bạn có thể dùng cá chép sống hoặc cá chép giấy để cúng ông Công ông Táo. Ở miền Bắc, các gia đình thường cúng ông Táo bằng cá chép sống, thả trong chậu nước với ngụ ý “cá chép hóa rồng”. Còn ở Nam bộ, người dân thường dùng cá chép giấy nhiều hơn. Ảnh: Việt Linh. Bên cạnh mũ áo, cá chép, tiền vàng, khi chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo, bạn cần làm mâm cỗ mặn. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp không cần quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo sự chỉn chu, trang trọng nhằm thể hiện tấm lòng của gia chủ. Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm những đồ sau: đĩa gạo, muối, thịt lợn luộc hoặc gà ngậm hoa hồng, bát canh mọc hoặc canh măng, đĩa xào thập cẩm, đĩa giò, xôi gấc hoặc bánh chung, hoa quả và rượu... Ảnh: Quỳnh Trang.Ngày nay, trên thực tế, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đã được đơn giản đi rất nhiều, không bắt buộc phải có đủ các món như mâm cỗ truyền thống. Các gia đình có thể tùy chỉnh các món ăn trong mâm cỗ cúng sao cho phù hợp với văn hóa vùng miền, điều kiện kinh tế cũng như khẩu vị. Ảnh: Vũ Thanh Hoan.
Theo truyền thuyết, ông Công ông Táo hay Táo Quân là những vị thần được Ngọc Hoàng cử xuống trần gian để cai quản việc bếp núc, nhà cửa của mỗi gia đình ở dưới hạ giới. Bởi vậy, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình để báo cáo công việc với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để quyết định sự thịnh, suy của gia đình trong năm tới. Do đó, vào ngày 22-23 Tết, các gia đình sẽ làm lễ cúng thịnh soạn với hy vọng Táo Quân sẽ thay họ báo cáo những việc tốt, “nói giảm, nói tránh” những việc chưa tốt với Ngọc Hoàng. Ảnh: Phạm Thắng.
Một trong những lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng 23 tháng Chạp truyền thống là bộ ông Công ông Táo. Thông thường, bộ ông Công ông Táo đầy đủ sẽ bao gồm: 3 chiếc mũ, 3 đôi giày, 3 bộ áo, 3 con cá chép giấy. Mũ dành cho Táo ông thường có 2 cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những chiếc mũ này được trang trí bằng các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và dây kim tuyến. Ảnh: Quỳnh Trang.
Theo đó, màu sắc của mũ và áo ông Công ông Táo sẽ được thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Ví dụ năm hành kim thì mũ, áo có màu vàng; năm hành mộc thì mũ, áo có màu trắng; năm hành thủy thì mũ, áo có màu xanh; năm hành hỏa thì mũ, áo có màu đỏ, năm hành thổ thì mũ, áo có màu đen. Để không quá phưc tạp, đôi khi, nhiều gia đình chỉ cúng tượng trưng một mũ ông Công (có hai cánh chuồn) và kèm theo một chiếc áo, một đôi hài bằng giấy. Ảnh: Liêu Lãm.
Ngoài bộ áo mũ dành cho Táo Quân, cần mua thêm tiền vàng hoặc loại vàng nén cho ông Công ông Táo làm lệ phí đi đường. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Ảnh: Phạm Thắng.
Theo quan niệm dân gian, cá chép là phương tiện để giúp các Táo Quân chầu trời. Vì vậy, đồ cúng ông Táo không thể thiếu cá chép. Bạn có thể dùng cá chép sống hoặc cá chép giấy để cúng ông Công ông Táo. Ở miền Bắc, các gia đình thường cúng ông Táo bằng cá chép sống, thả trong chậu nước với ngụ ý “cá chép hóa rồng”. Còn ở Nam bộ, người dân thường dùng cá chép giấy nhiều hơn. Ảnh: Việt Linh.
Bên cạnh mũ áo, cá chép, tiền vàng, khi chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo, bạn cần làm mâm cỗ mặn. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp không cần quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo sự chỉn chu, trang trọng nhằm thể hiện tấm lòng của gia chủ. Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm những đồ sau: đĩa gạo, muối, thịt lợn luộc hoặc gà ngậm hoa hồng, bát canh mọc hoặc canh măng, đĩa xào thập cẩm, đĩa giò, xôi gấc hoặc bánh chung, hoa quả và rượu... Ảnh: Quỳnh Trang.
Ngày nay, trên thực tế, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đã được đơn giản đi rất nhiều, không bắt buộc phải có đủ các món như mâm cỗ truyền thống. Các gia đình có thể tùy chỉnh các món ăn trong mâm cỗ cúng sao cho phù hợp với văn hóa vùng miền, điều kiện kinh tế cũng như khẩu vị. Ảnh: Vũ Thanh Hoan.