Sau khi Thế chiến 2 nổ ra, Đức quốc xã tấn công xâm lược Na Uy. Đến ngày 9/4/1940, khoảng 500 chuyên gia và kỹ sư làm việc cho chính quyền phát xít Đức đến nhà máy ở làng Vemork gần thị trấn Ryukan, tỉnh Telemark.Nhà máy này là nơi duy nhất ở châu Âu sản xuất nước nặng (2H2O hay D2O). Vào vào năm 1938, nhà vật lý người Đức Otto Hahn và Fritz Strassmann chứng minh khả năng phân hạch hạt nhân nguyên tử từ đó mở ra khả năng nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử. Để hoàn thành dự án phát triển vũ khí này, Đức quốc xã cần một lượng lớn D2O.Chính vì vậy, sau khi chiếm đóng Na Uy, phát xít Đức nhanh chóng cử nhóm chuyên gia đến nhà máy ở Vemork để đẩy nhanh tiến độ sản xuất nước nặng nhằm phục vụ dự án chế tạo bom hạt nhân. Theo đó, đến cuối năm 1941, 360 kg D2O nguyên chất được chuyển từ Na Uy về Đức. Một năm sau, con số này lên tới 800 kg.Do nhà máy ở Vemork đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, chế tạo bom nguyên tử nên Đức quốc xã thiết lập mạng lưới an ninh dày đặc quanh nơi sản xuất nước nặng.Để ngăn chặn Đức quốc xã sở hữu vũ khí nguy hiểm, Na Uy phối hợp cùng với quân Đồng minh lên kế hoạch phá hoại khiến nhà máy ở Vemork dừng hoạt động.Sau một thời gian lên kế hoạch tỉ mỉ, ngày 27/2/1943, hai binh sĩ Na Uy và 2 lính dù Anh vượt qua một khe núi dốc ngăn cách khuôn viên nhà máy với cao nguyên để tiếp cận nhà máy sản xuất nước nặng.Na Uy và lực lượng Đồng minh cũng triển khai một nhóm lính khác làm nhiệm vụ yểm trợ cho nhóm 4 người trên. Sau khi bí mật lẻn vào bên trong nhà máy, nhóm binh sĩ Na Uy và quân Đồng minh gắn thuốc nổ có đồng hồ cơ hẹn giờ vào các bể chứa D2O.Sau đó, nhóm nhanh chóng rời khỏi nhà máy. Không lâu sau, vụ nổ xảy ra khiến Đức quốc xã thiệt hại lớn. Chiến dịch này thành công khiến Đức quốc xã mất hơn 6 tháng để khôi phục hoạt động sản xuất của nhà máy.Đến tháng 2/1944, quân kháng chiến Na Uy bí mật đặt bom trên con tàu chở nước nặng về Đức. Vụ nổ khiến các thùng chứa D2O chìm xuống nước.Do nước biển rò rỉ vào bên trong khiến các thùng chứa D2O không thể dùng ngay được. Đức quốc xã phải gửi chúng đến một nhà máy ở Silesia để tinh chế mới có thể sử dụng. Nhờ những hoạt động trên của Na Uy cũng như quân Đồng minh, Đức quốc xã không thể chế tạo thành công bom nguyên tử. Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.
Sau khi Thế chiến 2 nổ ra, Đức quốc xã tấn công xâm lược Na Uy. Đến ngày 9/4/1940, khoảng 500 chuyên gia và kỹ sư làm việc cho chính quyền phát xít Đức đến nhà máy ở làng Vemork gần thị trấn Ryukan, tỉnh Telemark.
Nhà máy này là nơi duy nhất ở châu Âu sản xuất nước nặng (2H2O hay D2O). Vào vào năm 1938, nhà vật lý người Đức Otto Hahn và Fritz Strassmann chứng minh khả năng phân hạch hạt nhân nguyên tử từ đó mở ra khả năng nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử. Để hoàn thành dự án phát triển vũ khí này, Đức quốc xã cần một lượng lớn D2O.
Chính vì vậy, sau khi chiếm đóng Na Uy, phát xít Đức nhanh chóng cử nhóm chuyên gia đến nhà máy ở Vemork để đẩy nhanh tiến độ sản xuất nước nặng nhằm phục vụ dự án chế tạo bom hạt nhân. Theo đó, đến cuối năm 1941, 360 kg D2O nguyên chất được chuyển từ Na Uy về Đức. Một năm sau, con số này lên tới 800 kg.
Do nhà máy ở Vemork đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, chế tạo bom nguyên tử nên Đức quốc xã thiết lập mạng lưới an ninh dày đặc quanh nơi sản xuất nước nặng.
Để ngăn chặn Đức quốc xã sở hữu vũ khí nguy hiểm, Na Uy phối hợp cùng với quân Đồng minh lên kế hoạch phá hoại khiến nhà máy ở Vemork dừng hoạt động.
Sau một thời gian lên kế hoạch tỉ mỉ, ngày 27/2/1943, hai binh sĩ Na Uy và 2 lính dù Anh vượt qua một khe núi dốc ngăn cách khuôn viên nhà máy với cao nguyên để tiếp cận nhà máy sản xuất nước nặng.
Na Uy và lực lượng Đồng minh cũng triển khai một nhóm lính khác làm nhiệm vụ yểm trợ cho nhóm 4 người trên. Sau khi bí mật lẻn vào bên trong nhà máy, nhóm binh sĩ Na Uy và quân Đồng minh gắn thuốc nổ có đồng hồ cơ hẹn giờ vào các bể chứa D2O.
Sau đó, nhóm nhanh chóng rời khỏi nhà máy. Không lâu sau, vụ nổ xảy ra khiến Đức quốc xã thiệt hại lớn. Chiến dịch này thành công khiến Đức quốc xã mất hơn 6 tháng để khôi phục hoạt động sản xuất của nhà máy.
Đến tháng 2/1944, quân kháng chiến Na Uy bí mật đặt bom trên con tàu chở nước nặng về Đức. Vụ nổ khiến các thùng chứa D2O chìm xuống nước.
Do nước biển rò rỉ vào bên trong khiến các thùng chứa D2O không thể dùng ngay được. Đức quốc xã phải gửi chúng đến một nhà máy ở Silesia để tinh chế mới có thể sử dụng. Nhờ những hoạt động trên của Na Uy cũng như quân Đồng minh, Đức quốc xã không thể chế tạo thành công bom nguyên tử.
Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.