Vào ngày 6/8/1945, Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Ba ngày sau, ngày 9/8/1945, Nagasaki trở thành mục tiêu ném bom hạt nhân tiếp theo của Nhật Bản. Hai vụ ném bom này đã khiến hàng chục triệu người dân Nhật thương vong. Nhật Bản sau đó đầu hàng quân Đồng minh.Sự việc trên đánh dấu đây là lần đầu tiên bom nguyên tử được sử dụng trong một cuộc chiến tranh và khiến dư luận sốc bởi sức hủy diệt khủng khiếp của loại vũ khí này.Liên quan đến sự việc này, Mỹ từng cảnh báo người dân Nhật Bản trước khi ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki.Cụ thể, trong tuyên bố Potsdam ngày 26/7/1945, Tổng thống Mỹ Harry Truman và các quan chức cấp cao của quân Đồng minh đã kêu gọi Nhật Bản đầu hàng. Các nước cũng cảnh báo Nhật Bản sẽ bị hủy diệt nếu không thực hiện yêu cầu đó.“Chúng tôi kêu gọi chính phủ Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ngay lập tức đối với toàn bộ lực lượng vũ trang. Họ cần đưa ra sự đảm bảo thích đáng, đầy đủ để thể hiện thiện ý trong hành động. Nếu không, Nhật sẽ hứng chịu sự hủy diệt hoàn toàn và nhanh chóng”, trích một đoạn trong bản tuyên bố Potsdam.Sau đó, Mỹ thả tờ rơi xuống 33 thành phố của Nhật Bản, bao gồm cả Hiroshima và Nagasaki nhằm cảnh báo về việc sẽ ném bom nguyên tử nhưng không nói rõ địa điểm nào sẽ trở thành mục tiêu tấn công.“Hãy đọc cẩn thận vì nó có thể cứu sống bạn hoặc người thân. Vài ngày tới, bom Mỹ sẽ hủy diệt ít nhất 4 thành phố mà chúng tôi liệt kê trên mặt sau tờ rơi. Đây là những khu vực có căn cứ quân sự hoặc nhà máy sản xuất hàng hóa phục vụ quân đội”, trích một đoạn văn bản trên tờ rơi được viết bằng tiếng Nhật được Mỹ thả xuống 33 thành phố.Bốn thành phố được Mỹ nhắc đến trong tờ rơi gồm: Kyoto, Hiroshima, Yokohama và Kokura. Vài tuần trước khi Mỹ cho ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, cố đô Kyoto được thay thế bằng Nagasaki - thành phố trước đó không nằm trong danh sách các mục tiêu.Theo các chuyên gia, giới chức Mỹ không nêu cụ thể thành phố nào của Nhật Bản sẽ trở thành mục tiêu ném bom hạt nhân vì lo ngại đối phương sẽ có thể ứng phó kịp thời, tiêu diệt máy bay chở bom nguyên tử trước khi chúng được kích nổ.Dù nhặt được những tờ rơi cảnh báo của Mỹ nhưng người dân Nhật Bản dường như không chú ý tới. Nguyên do là bởi vài tháng trước đó, các máy bay của Mỹ đã dội bom oanh tạc nhiều mục tiêu tại các thành phố lớn của Nhật Bản.Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.
Vào ngày 6/8/1945, Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Ba ngày sau, ngày 9/8/1945, Nagasaki trở thành mục tiêu ném bom hạt nhân tiếp theo của Nhật Bản. Hai vụ ném bom này đã khiến hàng chục triệu người dân Nhật thương vong. Nhật Bản sau đó đầu hàng quân Đồng minh.
Sự việc trên đánh dấu đây là lần đầu tiên bom nguyên tử được sử dụng trong một cuộc chiến tranh và khiến dư luận sốc bởi sức hủy diệt khủng khiếp của loại vũ khí này.
Liên quan đến sự việc này, Mỹ từng cảnh báo người dân Nhật Bản trước khi ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki.
Cụ thể, trong tuyên bố Potsdam ngày 26/7/1945, Tổng thống Mỹ Harry Truman và các quan chức cấp cao của quân Đồng minh đã kêu gọi Nhật Bản đầu hàng. Các nước cũng cảnh báo Nhật Bản sẽ bị hủy diệt nếu không thực hiện yêu cầu đó.
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ngay lập tức đối với toàn bộ lực lượng vũ trang. Họ cần đưa ra sự đảm bảo thích đáng, đầy đủ để thể hiện thiện ý trong hành động. Nếu không, Nhật sẽ hứng chịu sự hủy diệt hoàn toàn và nhanh chóng”, trích một đoạn trong bản tuyên bố Potsdam.
Sau đó, Mỹ thả tờ rơi xuống 33 thành phố của Nhật Bản, bao gồm cả Hiroshima và Nagasaki nhằm cảnh báo về việc sẽ ném bom nguyên tử nhưng không nói rõ địa điểm nào sẽ trở thành mục tiêu tấn công.
“Hãy đọc cẩn thận vì nó có thể cứu sống bạn hoặc người thân. Vài ngày tới, bom Mỹ sẽ hủy diệt ít nhất 4 thành phố mà chúng tôi liệt kê trên mặt sau tờ rơi. Đây là những khu vực có căn cứ quân sự hoặc nhà máy sản xuất hàng hóa phục vụ quân đội”, trích một đoạn văn bản trên tờ rơi được viết bằng tiếng Nhật được Mỹ thả xuống 33 thành phố.
Bốn thành phố được Mỹ nhắc đến trong tờ rơi gồm: Kyoto, Hiroshima, Yokohama và Kokura. Vài tuần trước khi Mỹ cho ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, cố đô Kyoto được thay thế bằng Nagasaki - thành phố trước đó không nằm trong danh sách các mục tiêu.
Theo các chuyên gia, giới chức Mỹ không nêu cụ thể thành phố nào của Nhật Bản sẽ trở thành mục tiêu ném bom hạt nhân vì lo ngại đối phương sẽ có thể ứng phó kịp thời, tiêu diệt máy bay chở bom nguyên tử trước khi chúng được kích nổ.
Dù nhặt được những tờ rơi cảnh báo của Mỹ nhưng người dân Nhật Bản dường như không chú ý tới. Nguyên do là bởi vài tháng trước đó, các máy bay của Mỹ đã dội bom oanh tạc nhiều mục tiêu tại các thành phố lớn của Nhật Bản.
Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.