Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Càn Long là vị Hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất với 88 tuổi, với thời gian trị vì ngai vàng lên tới hơn 60 năm. Ông được biết đến là một vị vua anh minh và có tài trị quốc.Bên cạnh đó, người đời cũng nhớ đến Càn Long là một vị vua phong lưu đa tình, với nhiều mối tình nổi tiếng chốn nhân gian. Khi còn tại vị, ông thường xuyên xuất cung vi hành, hễ gặp cô gái nào xinh đẹp sẽ đem vào cung nạp thiếp.Song ít ai biết được, Hoàng đế Càn Long còn có một vị phi tử nhỏ hơn ông đến 75 tuổi. Đó chính là Tấn phi. Bà trở thành phi tần nhỏ tuổi nhất của Càn LongĐiều thú vị là Tấn phi có quan hệ họ hàng với Hoàng hậu, cả hai cùng xuất thân từ tộc Sa Tế Phú Sát thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Tính theo quan hệ tôn ti gia đình, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu chính là bà của Tấn phi.Phú Sát thị này nhập cung thông qua Bát kỳ tuyển tú với phân vị Tấn Quý nhân và được chỉ định hầu hạ cho Thái thượng hoàng Càn Long.Tuy nhiên lúc này, Càn Long đã ở tuổi gần đất xa trời, không còn ham vinh hoa mỹ nữ nữa. Phú Sát thị mang tiếng hầu hạ cho Càn Long nhưng thực tế hoàn toàn sống âm thầm, cô độc chốn thâm cung.Quả nhiên, năm thứ 2 sau khi Tấn phi Phú Sát thị được gả cho Thái Thượng hoàng, Càn Long băng hà. Thế là bà đã trở thành quả phụ khi tuổi đời còn rất trẻ, sống trong lẻ bóng quạnh hiu nơi cung cấm lạnh lẽo.Về sau, Gia Khánh đế cũng không hỏi thăm hay quan tâm đến Tấn phi Phú Sát thị, để bà tự sinh tự diệt. May mắn thay, bà vẫn có thể cố gắng sống sót trong cung cấm tranh đấu nhờ tuổi đời trẻ. Sau Gia Khánh, cháu của Càn Long là Đạo Quang đế đăng cơ.Đạo Quang đế lại vô cùng kính trọng vị phi tử còn sống duy nhất của ông nội Càn Long. Sau khi đăng cơ, ông đã phong Tấn phi Phú Sát thị thành Hoàng tổ Tấn phi. Có thể nói, Tấn phi Phú Sát thị nằm mơ cũng không thể ngờ bản thân có ngày được lên phong phi.Đáng tiếc, bà vừa mới được làm Tấn phi chỉ 1 năm thì qua đời (năm Đạo Quang thứ 2, tức 1822).Nếu ra đời sớm hơn mười mấy năm, khi Càn Long vẫn còn mạnh khỏe, có thể với thân phận là cháu gái của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, Tấn phi Phú Sát thị có lẽ đã có cuộc đời đầy màu sắc hơn. Hoặc là nhập cung sau khi Càn Long băng hà, khả năng lớn là bà trở thành phi tử của Gia Khánh đế.Tấn phi Phú Sát thị được an táng vào Phi viên tẩm của Dụ lăng thuộc Thanh Đông lăng. Trong các phi tần của Càn Long Đế, bà là người mất cuối cùng. Bà cũng là vị phi tần cuối cùng được an táng vào Dụ lăng, do đó phần mộ của bà nằm ở vị trí cuối cùng, thuộc hàng cuối cùng của dãy thứ 5 trong Phi viên tẩm. >>>Xem thêm video: Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông?
Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Càn Long là vị Hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất với 88 tuổi, với thời gian trị vì ngai vàng lên tới hơn 60 năm. Ông được biết đến là một vị vua anh minh và có tài trị quốc.
Bên cạnh đó, người đời cũng nhớ đến Càn Long là một vị vua phong lưu đa tình, với nhiều mối tình nổi tiếng chốn nhân gian. Khi còn tại vị, ông thường xuyên xuất cung vi hành, hễ gặp cô gái nào xinh đẹp sẽ đem vào cung nạp thiếp.
Song ít ai biết được, Hoàng đế Càn Long còn có một vị phi tử nhỏ hơn ông đến 75 tuổi. Đó chính là Tấn phi. Bà trở thành phi tần nhỏ tuổi nhất của Càn Long
Điều thú vị là Tấn phi có quan hệ họ hàng với Hoàng hậu, cả hai cùng xuất thân từ tộc Sa Tế Phú Sát thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Tính theo quan hệ tôn ti gia đình, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu chính là bà của Tấn phi.
Phú Sát thị này nhập cung thông qua Bát kỳ tuyển tú với phân vị Tấn Quý nhân và được chỉ định hầu hạ cho Thái thượng hoàng Càn Long.
Tuy nhiên lúc này, Càn Long đã ở tuổi gần đất xa trời, không còn ham vinh hoa mỹ nữ nữa. Phú Sát thị mang tiếng hầu hạ cho Càn Long nhưng thực tế hoàn toàn sống âm thầm, cô độc chốn thâm cung.
Quả nhiên, năm thứ 2 sau khi Tấn phi Phú Sát thị được gả cho Thái Thượng hoàng, Càn Long băng hà. Thế là bà đã trở thành quả phụ khi tuổi đời còn rất trẻ, sống trong lẻ bóng quạnh hiu nơi cung cấm lạnh lẽo.
Về sau, Gia Khánh đế cũng không hỏi thăm hay quan tâm đến Tấn phi Phú Sát thị, để bà tự sinh tự diệt. May mắn thay, bà vẫn có thể cố gắng sống sót trong cung cấm tranh đấu nhờ tuổi đời trẻ. Sau Gia Khánh, cháu của Càn Long là Đạo Quang đế đăng cơ.
Đạo Quang đế lại vô cùng kính trọng vị phi tử còn sống duy nhất của ông nội Càn Long. Sau khi đăng cơ, ông đã phong Tấn phi Phú Sát thị thành Hoàng tổ Tấn phi. Có thể nói, Tấn phi Phú Sát thị nằm mơ cũng không thể ngờ bản thân có ngày được lên phong phi.
Đáng tiếc, bà vừa mới được làm Tấn phi chỉ 1 năm thì qua đời (năm Đạo Quang thứ 2, tức 1822).
Nếu ra đời sớm hơn mười mấy năm, khi Càn Long vẫn còn mạnh khỏe, có thể với thân phận là cháu gái của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, Tấn phi Phú Sát thị có lẽ đã có cuộc đời đầy màu sắc hơn. Hoặc là nhập cung sau khi Càn Long băng hà, khả năng lớn là bà trở thành phi tử của Gia Khánh đế.
Tấn phi Phú Sát thị được an táng vào Phi viên tẩm của Dụ lăng thuộc Thanh Đông lăng. Trong các phi tần của Càn Long Đế, bà là người mất cuối cùng. Bà cũng là vị phi tần cuối cùng được an táng vào Dụ lăng, do đó phần mộ của bà nằm ở vị trí cuối cùng, thuộc hàng cuối cùng của dãy thứ 5 trong Phi viên tẩm.
>>>Xem thêm video: Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông?