Dương Diễm là hoàng hậu của Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm. Hoàng hậu Dương Diễm sinh được 3 người con trai, người con cả mất sớm khi còn nhỏ nên Tư Mã Trung trở thành con lớn nhất của Tấn Vũ đế. Khi Tư Mã Viêm lấy ngôi của Tào Ngụy lập ra nhà Tấn (năm 265), Tư Mã Trung lên 7 tuổi. Năm 267, Tư Mã Trung được vua cha lập làm thái tử, khi đó ông mới 9 tuổi. (Ảnh minh họa hoàng hậu Dương Diễm)
Tư Mã Trung có trí tuệ kém phát triển, không có năng lực như người bình thường, các sử gia thường gọi là người ngây ngốc. Năm lên 10 tuổi, Tư Mã Trung được vua cha ban cho cung nhân Tạ Cửu. Tạ Cửu từ chỗ hầu hạ Vũ Đế được sai hậu hạ thái tử Trung, được phong làm Tài nhân.(Tranh vẽ Tấn Vũ Đế qua nét vẽ của Diêm Lập Bản, họa sĩ thời Đường.)
Tấn Vũ Đế kén vợ cho thái tử, muốn chọn con gái đại thần Vệ Quán cho Tư Mã Trung nhưng sau đó lại nghe hoàng hậu Dương Diễm khuyên nên lấy con gái đại thần khác là Giả Sung.(Ảnh minh họa hoàng hậu Dương Diễm)
Năm 271, thái tử Tư Mã Trung lên 13 tuổi, Vũ Đế sai người đến hỏi con gái nhỏ của Giả Sung là Giả Ngọ 12 tuổi, nhưng vì Giả Ngọ còn quá bé, không mặc vừa áo cưới nên Vũ Đế bèn lấy người con gái lớn của Giả Sung là Giả Nam Phong đã lên 15 tuổi làm con dâu. (Ảnh minh họa thái tử Tư Mã Trung)
Năm 274, hoàng hậu Dương Diễm mất, Vũ đế lập em họ Dương Diễm là Dương Chỉ làm hoàng hậu, tức là Dương hoàng hậu thứ hai. Cha của Dương hậu là Dương Tuấn được cất nhắc làm đại thần. (Ảnh minh họa hoàng hậu Dương Chỉ)
Con cả của Tư Mã Trung là Tư Mã Duật còn nhỏ đã tỏ ra là người thông minh lanh lợi, khiến Vũ Đế rất yêu quý. Vệ Quán nhiều lần khuyên Tấn Vũ đế nên thay ngôi thái tử. Vũ đế cho rằng tuy con dốt nhưng cháu giỏi thì sau này có thể giúp con và hy vọng Duật sẽ trở thành minh quân nhà Tấn. Các sử gia Trung Quốc cho rằng tính toán này của Vũ Đế thiếu sâu sắc vì Duật không phải là con ruột của Giả phi Nam Phong nên không có gì bảo đảm cho tương lai của Duật có thể được kế vị. (Ảnh minh họa Tư Mã Duật)
Giả phi rất độc ác, có lần vì không vừa lòng bèn giết luôn người hầu trong cung. Một cung nữ khác trong cung có thai với thái tử, Giả phi phát hiện bèn lấy ngọn kích nhỏ cầm tay phóng đến làm người cung nữ bị thương và sẩy thai. Tấn Vũ đế thấy Giả phi vừa xấu xí mà tính tình lại hung hãn, thường có ý phế bỏ. (Ảnh minh họa Giả phi)
Tuy nhiên mỗi lần Vũ Đế nổi giận, Dương hoàng hậu lại can rằng nên nể Giả Sung có công lớn với triều đình mà để cho Giả phi tại vị. Vì vậy Giả phi mới không bị phế. (Ảnh minh họa Dương hoàng hậu)
Tuy nhiên Giả phi không biết ý tốt của mẹ chồng, lại cho rằng Dương hậu nói xấu mình với Vũ đế nên mang oán hận trong lòng. Năm 290, Tấn Vũ Đế mất, Tư Mã Trung lên nối ngôi, tức là Tấn Huệ Đế. Giả phi được làm hoàng hậu. Cha Dương thái hậu là Dương Tuấn, tức là ông ngoại của Huệ Đế làm chức Thái phó phụ chính. Huệ Đế lúc đó đã 32 tuổi nhưng vẫn ngờ nghệch. (Ảnh minh họa Dương hoàng hậu)
Giả hoàng hậu thường bắt con trai ngoài kinh thành vào cung để tư thông, việc đồn cả ra ngoài nhưng Huệ Đế không hay biết. Giả hậu không có con mà thái tử Duật đã lớn, lại đã sinh được 3 người con trai. Mẹ Giả hậu khuyên Giả hậu nuôi Duật làm con để giữ ngôi, nhưng Giả hậu không nghe.(Ảnh minh họa Giả hoàng hậu)
Tháng 12/299, Giả hậu bày cách hại thái tử, sai người dụ thái tử uống rượu say rồi lừa viết bức thư phản nghịch. Thái tử Duật vì quá say không biết gì nên cứ thế chép lại nội dung do Giả hậu soạn sẵn. Giả hậu mang thư cho Huệ Đế xem để có cớ bỏ thái tử. Huệ Đế nghe theo, bèn phế Tư Mã Duật làm thứ dân, sai mang ra thành Kim Dung an trí, bất chấp những lời can ngăn của cận thần. Mẹ thái tử là Tạ phi cũng bị tống giam và tra tấn tới chết. (Ảnh minh họa Giả hoàng hậu)
Giả hậu thấy vua Huệ Đế ngây ngô, muốn đoạt quyền hành. Nhân các vương họ Tư Mã bất bình vì ngoại thích Dương Tuấn nắm quyền, Giả hậu bèn cùng Đông An công Tư Mã Do và Nhữ Nam vương Tư Mã Lượng bàn mưu kết tội Dương Tuấn chuyên quyền. Vợ Dương Tuấn, mẹ của Dương thái hậu – bà ngoại của Huệ Đế là Bàng thị cũng bị hành hình, dù Dương thái hậu nhẫn nhục viết thư xưng làm thần dân để mẹ được tha cũng không kết quả. Không lâu sau đó chính Dương thái hậu cũng bị kết tội và bị bỏ đói ở thành Kim Dung. (Ảnh minh họa Giả hoàng hậu)
Theo đánh giá của các sử gia Trung Quốc, Tấn Vũ Đế đã sai lầm khi không thay đổi ngôi thái tử của Tư Mã Trung khiến cơ nghiệp nhà Tấn bị tàn phá đi đến diệt vong. Và góp phần gây nên họa đó - chọn Giả Nam Phong làm thái tử phi, sau lên làm hoàng hậu của Tấn Huệ Đế chính là 2 chị em hoàng hậu họ Dương. (Ảnh minh họa Dương hoàng hậu)
Dương Diễm là hoàng hậu của Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm. Hoàng hậu Dương Diễm sinh được 3 người con trai, người con cả mất sớm khi còn nhỏ nên Tư Mã Trung trở thành con lớn nhất của Tấn Vũ đế. Khi Tư Mã Viêm lấy ngôi của Tào Ngụy lập ra nhà Tấn (năm 265), Tư Mã Trung lên 7 tuổi. Năm 267, Tư Mã Trung được vua cha lập làm thái tử, khi đó ông mới 9 tuổi. (Ảnh minh họa hoàng hậu Dương Diễm)
Tư Mã Trung có trí tuệ kém phát triển, không có năng lực như người bình thường, các sử gia thường gọi là người ngây ngốc. Năm lên 10 tuổi, Tư Mã Trung được vua cha ban cho cung nhân Tạ Cửu. Tạ Cửu từ chỗ hầu hạ Vũ Đế được sai hậu hạ thái tử Trung, được phong làm Tài nhân.(Tranh vẽ Tấn Vũ Đế qua nét vẽ của Diêm Lập Bản, họa sĩ thời Đường.)
Tấn Vũ Đế kén vợ cho thái tử, muốn chọn con gái đại thần Vệ Quán cho Tư Mã Trung nhưng sau đó lại nghe hoàng hậu Dương Diễm khuyên nên lấy con gái đại thần khác là Giả Sung.(Ảnh minh họa hoàng hậu Dương Diễm)
Năm 271, thái tử Tư Mã Trung lên 13 tuổi, Vũ Đế sai người đến hỏi con gái nhỏ của Giả Sung là Giả Ngọ 12 tuổi, nhưng vì Giả Ngọ còn quá bé, không mặc vừa áo cưới nên Vũ Đế bèn lấy người con gái lớn của Giả Sung là Giả Nam Phong đã lên 15 tuổi làm con dâu. (Ảnh minh họa thái tử Tư Mã Trung)
Năm 274, hoàng hậu Dương Diễm mất, Vũ đế lập em họ Dương Diễm là Dương Chỉ làm hoàng hậu, tức là Dương hoàng hậu thứ hai. Cha của Dương hậu là Dương Tuấn được cất nhắc làm đại thần. (Ảnh minh họa hoàng hậu Dương Chỉ)
Con cả của Tư Mã Trung là Tư Mã Duật còn nhỏ đã tỏ ra là người thông minh lanh lợi, khiến Vũ Đế rất yêu quý. Vệ Quán nhiều lần khuyên Tấn Vũ đế nên thay ngôi thái tử. Vũ đế cho rằng tuy con dốt nhưng cháu giỏi thì sau này có thể giúp con và hy vọng Duật sẽ trở thành minh quân nhà Tấn. Các sử gia Trung Quốc cho rằng tính toán này của Vũ Đế thiếu sâu sắc vì Duật không phải là con ruột của Giả phi Nam Phong nên không có gì bảo đảm cho tương lai của Duật có thể được kế vị. (Ảnh minh họa Tư Mã Duật)
Giả phi rất độc ác, có lần vì không vừa lòng bèn giết luôn người hầu trong cung. Một cung nữ khác trong cung có thai với thái tử, Giả phi phát hiện bèn lấy ngọn kích nhỏ cầm tay phóng đến làm người cung nữ bị thương và sẩy thai. Tấn Vũ đế thấy Giả phi vừa xấu xí mà tính tình lại hung hãn, thường có ý phế bỏ. (Ảnh minh họa Giả phi)
Tuy nhiên mỗi lần Vũ Đế nổi giận, Dương hoàng hậu lại can rằng nên nể Giả Sung có công lớn với triều đình mà để cho Giả phi tại vị. Vì vậy Giả phi mới không bị phế. (Ảnh minh họa Dương hoàng hậu)
Tuy nhiên Giả phi không biết ý tốt của mẹ chồng, lại cho rằng Dương hậu nói xấu mình với Vũ đế nên mang oán hận trong lòng. Năm 290, Tấn Vũ Đế mất, Tư Mã Trung lên nối ngôi, tức là Tấn Huệ Đế. Giả phi được làm hoàng hậu. Cha Dương thái hậu là Dương Tuấn, tức là ông ngoại của Huệ Đế làm chức Thái phó phụ chính. Huệ Đế lúc đó đã 32 tuổi nhưng vẫn ngờ nghệch. (Ảnh minh họa Dương hoàng hậu)
Giả hoàng hậu thường bắt con trai ngoài kinh thành vào cung để tư thông, việc đồn cả ra ngoài nhưng Huệ Đế không hay biết. Giả hậu không có con mà thái tử Duật đã lớn, lại đã sinh được 3 người con trai. Mẹ Giả hậu khuyên Giả hậu nuôi Duật làm con để giữ ngôi, nhưng Giả hậu không nghe.(Ảnh minh họa Giả hoàng hậu)
Tháng 12/299, Giả hậu bày cách hại thái tử, sai người dụ thái tử uống rượu say rồi lừa viết bức thư phản nghịch. Thái tử Duật vì quá say không biết gì nên cứ thế chép lại nội dung do Giả hậu soạn sẵn. Giả hậu mang thư cho Huệ Đế xem để có cớ bỏ thái tử. Huệ Đế nghe theo, bèn phế Tư Mã Duật làm thứ dân, sai mang ra thành Kim Dung an trí, bất chấp những lời can ngăn của cận thần. Mẹ thái tử là Tạ phi cũng bị tống giam và tra tấn tới chết. (Ảnh minh họa Giả hoàng hậu)
Giả hậu thấy vua Huệ Đế ngây ngô, muốn đoạt quyền hành. Nhân các vương họ Tư Mã bất bình vì ngoại thích Dương Tuấn nắm quyền, Giả hậu bèn cùng Đông An công Tư Mã Do và Nhữ Nam vương Tư Mã Lượng bàn mưu kết tội Dương Tuấn chuyên quyền. Vợ Dương Tuấn, mẹ của Dương thái hậu – bà ngoại của Huệ Đế là Bàng thị cũng bị hành hình, dù Dương thái hậu nhẫn nhục viết thư xưng làm thần dân để mẹ được tha cũng không kết quả. Không lâu sau đó chính Dương thái hậu cũng bị kết tội và bị bỏ đói ở thành Kim Dung. (Ảnh minh họa Giả hoàng hậu)
Theo đánh giá của các sử gia Trung Quốc, Tấn Vũ Đế đã sai lầm khi không thay đổi ngôi thái tử của Tư Mã Trung khiến cơ nghiệp nhà Tấn bị tàn phá đi đến diệt vong. Và góp phần gây nên họa đó - chọn Giả Nam Phong làm thái tử phi, sau lên làm hoàng hậu của Tấn Huệ Đế chính là 2 chị em hoàng hậu họ Dương. (Ảnh minh họa Dương hoàng hậu)