Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương là vị hoàng đế khai quốc của Hoàng triều nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc, cai trị từ năm 1368 đến 1398.
Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là Hồng Vũ Chi Trị. Chu Nguyên Chương cũng được xem như là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng to lớn của mình với đất nước, nhưng cũng bị chê trách vì sự hà khắc, cũng như sát hại hàng loạt những công thần khai quốc trong thời gian nắm quyền.
Vào giữa thế kỷ XIV, cùng với nạn đói, thiên tai, dịch bệnh và các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra khắp nơi, Chu Nguyên Chương trở thành nhà lãnh đạo của một lực lượng đã chinh phục Trung Hoa và lật đổ nhà Nguyên, buộc người Mông Cổ phải rút vào thảo nguyên Trung Á.
Để gây dựng nên một đế chế, không thể không sở hữu một lực lượng quân sự hùng hậu. Và Chu Nguyên Chương cũng không ngoại lệ, nhờ có lực lượng tướng sĩ hùng hậu mà ông mới có thể xây dựng nên Minh triều ổn định sau này.
Hình ảnh nhân vật hoàng đế nhà Minh - Chu Nguyên Chương trên phim.
Chúng ta đều biết rằng, các bậc đế vương thời xưa đều dùng Hổ phù để thuận lợi hơn trong việc nắm giữ quân đội và đây cũng chính là tín vật quan trọng để điều binh khiển tướng.
Nhưng trải qua các thời kỳ lịch sử, Hổ phù đã không theo kịp bước tiến của thời đại, bởi các vị hoàng đế ở mỗi triều đại đều tốn rất nhiều sức, bằng nhiều cách khác nhau để củng cố quyền lực và nắm chắc quyền hành trong quân đội.
Trong sử sách ghi lại, mỗi lần Chu Nguyên Chương phái quân đội đi đánh trận, ông đều yêu cầu tướng sĩ trước khi tướng sĩ xung trận phải đem vợ con đi cùng và họ sẽ được bố trí ở trong một doanh trại dành cho người nhà tướng sĩ.
Khu vực này ngày đêm có người chuyên môn canh gác, nói một cách hoa văn thì chính là bảo vệ cho người nhà của tướng sĩ, để họ yên tâm đánh giặc.
Từ cách làm này, có thể thấy được tính toán đầy thâm hiểm của hoàng đế nhà Minh Chu Nguyên Chương.
Thông qua cách làm này, hoàng đế sáng lập Minh triều Chu Nguyên Chương đã lấy chính người thân của các tướng sĩ để ràng buộc và khống chế các bề tôi dưới trướng của mình.
Bạn thử nghĩ xem, vợ con bạn đang ở trong tay một đối tượng nào đó, liệu bạn có dám manh động làm gì đó đắc tội với hắn không?
Cũng theo suy nghĩ này, Chu Nguyên Chương cho rằng, chỉ có giữ người thân của các tướng sĩ trong tay làm con tin, họ mới không dám phản bội và hết mình đánh trận, phục vụ cho lợi ích của triều đình, phục vụ cho lợi ích của hoàng đế và thiên hạ nhà Minh.
Trên thực tế, cách làm này của Chu Nguyên Chương khi đó đã rất hữu dụng, tướng sĩ không một ai dám không trung thành.
Nhưng trên chiến trường luôn luôn có thương vong, những người phụ nữ sống trong doanh trại dành cho người nhà tướng sĩ, không ít người sau đó đã mất chồng và vẫn phải ở lại đó, tuyệt vọng, chán chường.
Chiến tranh kết thúc, những doanh trại đó được đổi tên thành "Quả phụ doanh".
Sự tồn tại của "Quả phụ doanh" sau đó cũng dấy lên nhiều lời bàn tán. Về sau, khai quốc công thần nhà Minh là Lưu Cơ đem việc này ra thương lượng với Chu Nguyên Chương, nói rằng việc để người nhà của các tướng sĩ sống cùng nhau như thế, hơn nữa họ đều là những người mất chồng, rất dễ hình thành nên sự u uất, là chuyện không hay.
Chu Nguyên Chương nghe có lý, nên mới cho phép những người phụ nữ ấy nếu muốn đi bước nữa thì đi cho bước nữa, nếu không thì trở về nhà mẹ đẻ phụng dưỡng cha mẹ.