Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Ngô Tam Quế là nhân vật có sức ảnh hưởng lớn. Vào năm 1644, nhà Minh đang trên bờ vực sụp đổ thì phiến quân Lý Tự Thành bao vây Bắc Kinh. Trong tình thế đó, lực lượng do tướng Ngô Tam Quế đã hợp quân với người Mãn Châu và cho họ vượt qua Vạn Lý Trường Thành.Nhờ có Ngô Tam Quế, đội quân Mãn Châu tiến vào đánh đuổi Lý Tự Thành, chiếm lấy Bắc Kinh và thành lập nhà Thanh.Về sau, Ngô Tam Quế được triều đình nhà Thanh cử đi bình định các tỉnh ven biên giới tây nam. Ông dẫn quân chinh phạt suốt 30 năm và lập được chính quyền riêng ở Vân Nam.Không những vậy, Ngô Tam Quế còn liên quân với cựu thần nhà Minh ở Quảng Đông và Phúc Kiến và tạo nên Loạn Tam phiên. Dù cuộc binh biến thất bại nhưng Ngô Tam Quế vẫn tự xưng hoàng đế. Cuối cùng, ông qua đời không lâu sau khi đăng cơ vì bệnh tật.Cuộc đời Ngô Tam Quế được nhà văn Kim Dung nhắc đến trong tác phẩm của mình. Trong đó, nhiều độc giả ấn tượng với việc mãnh tướng này sử dụng thanh đại đao nặng tới 25 kg nhờ cơ thể lực lượng, đôi tay chắc khỏe.Thế nhưng, vào những năm 1980, đội khảo cổ tìm thấy một ngôi mộ tại khu vực Mã Gia Trại thuộc tỉnh Quý Châu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mộ cổ này là nơi yên nghỉ ngàn thu của Ngô Tam Quế.Khi tiến vào bên trong mộ, các chuyên gia có phát hiện quan trọng về Ngô Tam Quế mà người đời hiểu sai do đọc tiểu thuyết của Kim Dung.Cụ thể, trong mộ của Ngô Tam Quế, các chuyên gia tìm thấy một thanh đao được cho là vũ khí mà mãnh tướng này sử dụng trong các cuộc chinh chiến.Thế nhưng, trái với thông tin thanh đao nặng 25 kg như miêu tả của Kim Dung, vũ khí mà các chuyên gia tìm thấy trong mộ cổ chỉ nặng 10 kg.Điều này cho thấy Ngô Tam Quế không hề sử dụng vũ khí có trọng lượng "khủng" như Kim Dung mô tả. Nhà văn này đã sử dụng trí tưởng tượng của mình để phóng đại sức mạnh của Ngô Tam Quế khi dùng đại đao làm vũ khí tiêu diệt kẻ địch. Mời độc giả xem video: Sập nhà hàng tại Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng. Nguồn: THDT.
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Ngô Tam Quế là nhân vật có sức ảnh hưởng lớn. Vào năm 1644, nhà Minh đang trên bờ vực sụp đổ thì phiến quân Lý Tự Thành bao vây Bắc Kinh. Trong tình thế đó, lực lượng do tướng Ngô Tam Quế đã hợp quân với người Mãn Châu và cho họ vượt qua Vạn Lý Trường Thành.
Nhờ có Ngô Tam Quế, đội quân Mãn Châu tiến vào đánh đuổi Lý Tự Thành, chiếm lấy Bắc Kinh và thành lập nhà Thanh.
Về sau, Ngô Tam Quế được triều đình nhà Thanh cử đi bình định các tỉnh ven biên giới tây nam. Ông dẫn quân chinh phạt suốt 30 năm và lập được chính quyền riêng ở Vân Nam.
Không những vậy, Ngô Tam Quế còn liên quân với cựu thần nhà Minh ở Quảng Đông và Phúc Kiến và tạo nên Loạn Tam phiên. Dù cuộc binh biến thất bại nhưng Ngô Tam Quế vẫn tự xưng hoàng đế. Cuối cùng, ông qua đời không lâu sau khi đăng cơ vì bệnh tật.
Cuộc đời Ngô Tam Quế được nhà văn Kim Dung nhắc đến trong tác phẩm của mình. Trong đó, nhiều độc giả ấn tượng với việc mãnh tướng này sử dụng thanh đại đao nặng tới 25 kg nhờ cơ thể lực lượng, đôi tay chắc khỏe.
Thế nhưng, vào những năm 1980, đội khảo cổ tìm thấy một ngôi mộ tại khu vực Mã Gia Trại thuộc tỉnh Quý Châu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mộ cổ này là nơi yên nghỉ ngàn thu của Ngô Tam Quế.
Khi tiến vào bên trong mộ, các chuyên gia có phát hiện quan trọng về Ngô Tam Quế mà người đời hiểu sai do đọc tiểu thuyết của Kim Dung.
Cụ thể, trong mộ của Ngô Tam Quế, các chuyên gia tìm thấy một thanh đao được cho là vũ khí mà mãnh tướng này sử dụng trong các cuộc chinh chiến.
Thế nhưng, trái với thông tin thanh đao nặng 25 kg như miêu tả của Kim Dung, vũ khí mà các chuyên gia tìm thấy trong mộ cổ chỉ nặng 10 kg.
Điều này cho thấy Ngô Tam Quế không hề sử dụng vũ khí có trọng lượng "khủng" như Kim Dung mô tả. Nhà văn này đã sử dụng trí tưởng tượng của mình để phóng đại sức mạnh của Ngô Tam Quế khi dùng đại đao làm vũ khí tiêu diệt kẻ địch.
Mời độc giả xem video: Sập nhà hàng tại Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng. Nguồn: THDT.