Gia Cát Lượng (còn được biết đến là Khổng Minh) là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục và nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng thời Tam quốc.Gia Cát Lượng đã phó tá Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán. Ông được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử.Chỉ đáng tiếc, Gia Cát Lượng ra đi từ sớm, khi mới 53 tuổi. Ông qua đời vì bệnh nặng ngay trong doanh trại. Nhưng điều bất ngờ là Gia Cát Lượng đã dự đoán được rằng mình không thể sống lâu nên đã lên kế hoạch cho đám tang của mình từ trước.Gia Cát Lượng đã lệnh cho cấp dưới của mình tổ chức một đám tang đơn giản nhất có thể sau khi ông chết.Ông cũng lệnh cho 4 quân lính khỏe mạnh nhất trong 4 đạo quân của Thục Hán khiêng quan tài của mình và đi về phía nam, khi nào sợi dây khiêng quan tài bị đứt thì nơi đó sẽ là lăng mộ của Gia Cát Lượng.Tuy nhiên, khi 4 quân lính đi bộ 3 ngày 3 đêm mà sợi dây vẫn chưa đứt, họ quá mệt mỏi nên quyết định chôn cất ông ở giữa đường. Khi 4 quân lính này trở về, họ bị phát hiện và bị xử tử ngay tại chỗ. Từ đó, không một ai biết chính xác Gia Cát Lượng được chôn cất ở đâu.Hàng nghìn năm sau đó, hậu thế đã 2 lần tìm được phần mộ nghi là của Gia Cát Lượng, tuy nhiên khi khai quật ngôi mộ lên, tất cả đều phải thán phục trước sự "thần cơ diệu toán", "tiên tri" trước cả hàng nghìn năm như vậy của ông.Lần đầu tiên ngôi mộ của Gia Cát Lượng được tìm thấy là nhờ Lưu Bá Ôn, một nhà thơ và là công thần khai quốc thời nhà Minh, người đã giúp Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương thống nhất thiên hạ, xuất hiện sau Gia Cát Lượng cả nghìn năm.Lưu Bá Ôn được cho là đã dựa vào một số manh mối trong sử sách và âm dương ngũ hành mà mình học được để tìm ra nơi chôn cất Gia Cát Lượng. Thế nhưng khi tự mình đi vào ngôi mộ này, ông ấy chỉ nhìn thấy một dòng chữ: "Chỉ có Bá Ôn ở đây".Khi đó, Lưu Bá Ôn đã bị sốc nặng trước khả năng tiên tri trước cả nghìn năm của Gia Cát Lượng. Ông lập tức cho phong tỏa ngôi mộ này, ngày đêm thờ cúng chân dung Gia Cát Lượng tại nhà để tỏ lòng thành kính.Theo các chuyên gia khảo cổ, chắc chắn rằng Gia Cát Lượng đã được chôn cất ở phía Bắc Hán năm xưa, thuộc tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Các nhà khảo cổ đều hy vọng tìm thấy lăng mộ của Gia Cát Lượng để bảo vệ.Với sự phát minh của công nghệ hiện đại và công nghệ viễn thám vệ tinh, lăng mộ được cho là của Gia Cát Lượng cuối cùng cũng đã được tìm thấy. Thế nhưng khi mở ra, các chuyên gia vẫn không tìm thấy xương cốt của Gia Cát Lượng ở bên trong.Họ chỉ phát hiện được một chiếc quạt lông, sau khi giám định cho thấy nó đã có hơn 1.000 năm tuổi trong lăng mộ, ngoài ra các di vật văn hóa khác cũng rất hạn chế.Sau khi các chuyên gia trao đổi, họ nhận định rằng đây thực chất cũng chỉ là một trong số những ngôi mộ giả của Gia Cát Lượng, được chôn cất một số đồ tùy táng để ngụy trang. Rất nhiều di tích văn hóa liên quan đến Gia Cát Lượng cũng được tìm thấy sau này.Người ta cho rằng đây chính là kế hoạch của Gia Cát Lượng nhằm ngăn thiên hạ làm phiền nơi chôn cất của ông sau khi chết.
Gia Cát Lượng (còn được biết đến là Khổng Minh) là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục và nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng thời Tam quốc.
Gia Cát Lượng đã phó tá Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán. Ông được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử.
Chỉ đáng tiếc, Gia Cát Lượng ra đi từ sớm, khi mới 53 tuổi. Ông qua đời vì bệnh nặng ngay trong doanh trại. Nhưng điều bất ngờ là Gia Cát Lượng đã dự đoán được rằng mình không thể sống lâu nên đã lên kế hoạch cho đám tang của mình từ trước.
Gia Cát Lượng đã lệnh cho cấp dưới của mình tổ chức một đám tang đơn giản nhất có thể sau khi ông chết.
Ông cũng lệnh cho 4 quân lính khỏe mạnh nhất trong 4 đạo quân của Thục Hán khiêng quan tài của mình và đi về phía nam, khi nào sợi dây khiêng quan tài bị đứt thì nơi đó sẽ là lăng mộ của Gia Cát Lượng.
Tuy nhiên, khi 4 quân lính đi bộ 3 ngày 3 đêm mà sợi dây vẫn chưa đứt, họ quá mệt mỏi nên quyết định chôn cất ông ở giữa đường. Khi 4 quân lính này trở về, họ bị phát hiện và bị xử tử ngay tại chỗ. Từ đó, không một ai biết chính xác Gia Cát Lượng được chôn cất ở đâu.
Hàng nghìn năm sau đó, hậu thế đã 2 lần tìm được phần mộ nghi là của Gia Cát Lượng, tuy nhiên khi khai quật ngôi mộ lên, tất cả đều phải thán phục trước sự "thần cơ diệu toán", "tiên tri" trước cả hàng nghìn năm như vậy của ông.
Lần đầu tiên ngôi mộ của Gia Cát Lượng được tìm thấy là nhờ Lưu Bá Ôn, một nhà thơ và là công thần khai quốc thời nhà Minh, người đã giúp Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương thống nhất thiên hạ, xuất hiện sau Gia Cát Lượng cả nghìn năm.
Lưu Bá Ôn được cho là đã dựa vào một số manh mối trong sử sách và âm dương ngũ hành mà mình học được để tìm ra nơi chôn cất Gia Cát Lượng. Thế nhưng khi tự mình đi vào ngôi mộ này, ông ấy chỉ nhìn thấy một dòng chữ: "Chỉ có Bá Ôn ở đây".
Khi đó, Lưu Bá Ôn đã bị sốc nặng trước khả năng tiên tri trước cả nghìn năm của Gia Cát Lượng. Ông lập tức cho phong tỏa ngôi mộ này, ngày đêm thờ cúng chân dung Gia Cát Lượng tại nhà để tỏ lòng thành kính.
Theo các chuyên gia khảo cổ, chắc chắn rằng Gia Cát Lượng đã được chôn cất ở phía Bắc Hán năm xưa, thuộc tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Các nhà khảo cổ đều hy vọng tìm thấy lăng mộ của Gia Cát Lượng để bảo vệ.
Với sự phát minh của công nghệ hiện đại và công nghệ viễn thám vệ tinh, lăng mộ được cho là của Gia Cát Lượng cuối cùng cũng đã được tìm thấy. Thế nhưng khi mở ra, các chuyên gia vẫn không tìm thấy xương cốt của Gia Cát Lượng ở bên trong.
Họ chỉ phát hiện được một chiếc quạt lông, sau khi giám định cho thấy nó đã có hơn 1.000 năm tuổi trong lăng mộ, ngoài ra các di vật văn hóa khác cũng rất hạn chế.
Sau khi các chuyên gia trao đổi, họ nhận định rằng đây thực chất cũng chỉ là một trong số những ngôi mộ giả của Gia Cát Lượng, được chôn cất một số đồ tùy táng để ngụy trang. Rất nhiều di tích văn hóa liên quan đến Gia Cát Lượng cũng được tìm thấy sau này.
Người ta cho rằng đây chính là kế hoạch của Gia Cát Lượng nhằm ngăn thiên hạ làm phiền nơi chôn cất của ông sau khi chết.