Ngày 5/10/1974, giới chức trách và các chuyên gia Trung Quốc nhận được tin báo từ người dân về việc phát hiện một ngôi mộ cổ khi tiến hành mở rộng khu vực sân chơi trong trường trung học Phúc Kiến. Theo đó, các nhà khảo cổ tới hiện trường kiểm tra và xác định đó thực sự là một mộ cổ.Kết quả kiểm tra của các chuyên gia còn phát hiện một lỗ trộm trong mộ thất góc bên trái. Điều này khiến họ suy đoán những kẻ trộm mộ đã đánh cắp đồ tùy táng bên trong ngôi mộ này.Quả thật, khi tiến vào bên trong mộ cổ, các nhà khảo cổ chỉ tìm thấy một cây đèn sứ nhỏ màu trắng, một chiếc gương đồng, chiếc quan tài và tấm bia ghi chủ nhân ngôi mộ là Hoàng Thăng - chính thất (tức vợ cả) của Triệu Dư Tuấn.Theo nội dung ghi trên tấm bia, Triệu Dư Tuấn là cháu trai đời thứ 11 của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận - hoàng đế sáng lập của nhà Tống và là cha của Hoàng Thăng - học giả danh tiếng thời Nam Tống.Khi mở nắp quan tài, các nhà khảo cổ vô cùng bất ngờ khi nhìn thấy thi hài nữ chủ nhân đeo khá nhiều trang sức bằng vàng như nhẫn, vòng tay, vòng cổ...Đặc biệt, các chuyên gia vô cùng kinh ngạc khi kiểm tra thi hài Hoàng Thăng. Người phụ nữ này mặc tới 354 lớp y phục trên người. Họ mất rất nhiều thời gian và công sức cởi bỏ những lớp y phục này để kiểm tra tình trạng hài cốt.Theo các chuyên gia, 354 lớp y phục được khoác lên người Hoàng Thăng gồm trang phục cho cả 4 mùa, đồ ngủ, chính phục, thường phục. Hàng trăm lớp y phục này được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: vải dệt chéo, vải the, lụa tơ tằm, vải sa tanh, vải voan…Thêm nữa, các lớp y phục cũng có nhiều kiểu dáng và trọng lượng. Trong đó, chiếc áo mỏng nhất mà Hoàng Thăng mặc chỉ nặng 16,7 gam. Thông qua số trang phục trên, các chuyên gia phần nào giải mã được cuộc sống xa hoa của Hoàng Thăng cũng như hé lộ những thông tin quan trọng về kỹ thuật dệt vải thời nhà Tống.Mời độc giả xem video: Chiếc chén pha lê trong mộ cổ 1.000 năm: “Xuyên không” là có thật?
Ngày 5/10/1974, giới chức trách và các chuyên gia Trung Quốc nhận được tin báo từ người dân về việc phát hiện một ngôi mộ cổ khi tiến hành mở rộng khu vực sân chơi trong trường trung học Phúc Kiến. Theo đó, các nhà khảo cổ tới hiện trường kiểm tra và xác định đó thực sự là một mộ cổ.
Kết quả kiểm tra của các chuyên gia còn phát hiện một lỗ trộm trong mộ thất góc bên trái. Điều này khiến họ suy đoán những kẻ trộm mộ đã đánh cắp đồ tùy táng bên trong ngôi mộ này.
Quả thật, khi tiến vào bên trong mộ cổ, các nhà khảo cổ chỉ tìm thấy một cây đèn sứ nhỏ màu trắng, một chiếc gương đồng, chiếc quan tài và tấm bia ghi chủ nhân ngôi mộ là Hoàng Thăng - chính thất (tức vợ cả) của Triệu Dư Tuấn.
Theo nội dung ghi trên tấm bia, Triệu Dư Tuấn là cháu trai đời thứ 11 của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận - hoàng đế sáng lập của nhà Tống và là cha của Hoàng Thăng - học giả danh tiếng thời Nam Tống.
Khi mở nắp quan tài, các nhà khảo cổ vô cùng bất ngờ khi nhìn thấy thi hài nữ chủ nhân đeo khá nhiều trang sức bằng vàng như nhẫn, vòng tay, vòng cổ...
Đặc biệt, các chuyên gia vô cùng kinh ngạc khi kiểm tra thi hài Hoàng Thăng. Người phụ nữ này mặc tới 354 lớp y phục trên người. Họ mất rất nhiều thời gian và công sức cởi bỏ những lớp y phục này để kiểm tra tình trạng hài cốt.
Theo các chuyên gia, 354 lớp y phục được khoác lên người Hoàng Thăng gồm trang phục cho cả 4 mùa, đồ ngủ, chính phục, thường phục. Hàng trăm lớp y phục này được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: vải dệt chéo, vải the, lụa tơ tằm, vải sa tanh, vải voan…
Thêm nữa, các lớp y phục cũng có nhiều kiểu dáng và trọng lượng. Trong đó, chiếc áo mỏng nhất mà Hoàng Thăng mặc chỉ nặng 16,7 gam. Thông qua số trang phục trên, các chuyên gia phần nào giải mã được cuộc sống xa hoa của Hoàng Thăng cũng như hé lộ những thông tin quan trọng về kỹ thuật dệt vải thời nhà Tống.
Mời độc giả xem video: Chiếc chén pha lê trong mộ cổ 1.000 năm: “Xuyên không” là có thật?