Một chai rượu vang được tìm thấy trong ngôi mộ cổ có từ thời La Mã. Hiện nó được lưu giữ và bảo quản tại bảo tàng lịch sử Palatinate ở Speyer, Đức. Mới đây, các chuyên gia công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý về chai rượu này.Theo các nhà nghiên cứu, chai rượu tồn tại từ khoảng năm 325, được tìm thấy trong ngôi mộ cổ từ thời La Mã. Các chuyên gia tìm thấy chai rượu Römische Wein von Speyer hay rượu vang Speyer trong ngôi mộ vào năm 1867.Sở dĩ chai rượu vẫn giữ nguyên trạng thái chất lỏng bên trong suốt hàng nghìn năm là do được bịt bằng sáp ong thay vì nút bần - thứ sẽ mục nát qua thời gian khiến rượu bay hơi ra ngoài.Trong hơn 1.700 năm qua, chất lỏng bên trong chai có thể đã mất đi các đặc điểm của rượu và trở thành "một hỗn hợp chất lỏng kỳ lạ".Theo các chuyên gia, đó là chiếc bình làm bằng chất liệu thủy tinh màu vàng xanh, dung tích 1,5 lít và có quai cầm hình con cá. Chiếc bình được cho là sản xuất tại địa phương. Đây cũng là chai rượu vang cổ nhất thế giới. Dưới đáy bình là lớp chất lỏng trong suốt, phía trên là hỗn hợp màu nâu vàng.Ngoài chiếc bình cổ, các chuyên gia còn tìm thấy bộ hài cốt của một nam giới và một phụ nữ bên trong mộ cổ. Người đàn ông được cho là một nhân vật có chức quyền, giàu có tại La Mã. Từ đậy, họ suy đoán bình rượu được chuẩn bị cho hành trình sang thế giới bên kia của người đàn ông và có thể vẫn uống được.Suốt thời gian qua, giới chuyên gia vẫn tranh luận gay gắt về việc có nên mở chai rượu vang hay không. Dù rất hiếu kỳ thứ chất lỏng bên trong nhưng tới nay họ vẫn chưa mở nắp chai rượu."Chưa ai xác định chắc chắn bên trong chai là thứ gì. Nếu mở ra, có thể chất lỏng sẽ hư hại vì bị không khí lọt vào trong", ông Ludger Tekampe, chuyên gia đứng đầu nhóm bảo quản rượu vang Speyer, cho biết.Theo phân tích ban đầu của các chuyên gia, một lớp dầu olive dày để bảo quản rượu giúp phát huy hiệu quả."Về mặt vi sinh học, rượu có thể không bị hư hại, nhưng sẽ không mang lại sự kích thích về vị giác", ông Monkia Christmann, giáo sư về rượu vang, cho hay.Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.
Một chai rượu vang được tìm thấy trong ngôi mộ cổ có từ thời La Mã. Hiện nó được lưu giữ và bảo quản tại bảo tàng lịch sử Palatinate ở Speyer, Đức. Mới đây, các chuyên gia công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý về chai rượu này.
Theo các nhà nghiên cứu, chai rượu tồn tại từ khoảng năm 325, được tìm thấy trong ngôi mộ cổ từ thời La Mã. Các chuyên gia tìm thấy chai rượu Römische Wein von Speyer hay rượu vang Speyer trong ngôi mộ vào năm 1867.
Sở dĩ chai rượu vẫn giữ nguyên trạng thái chất lỏng bên trong suốt hàng nghìn năm là do được bịt bằng sáp ong thay vì nút bần - thứ sẽ mục nát qua thời gian khiến rượu bay hơi ra ngoài.
Trong hơn 1.700 năm qua, chất lỏng bên trong chai có thể đã mất đi các đặc điểm của rượu và trở thành "một hỗn hợp chất lỏng kỳ lạ".
Theo các chuyên gia, đó là chiếc bình làm bằng chất liệu thủy tinh màu vàng xanh, dung tích 1,5 lít và có quai cầm hình con cá. Chiếc bình được cho là sản xuất tại địa phương. Đây cũng là chai rượu vang cổ nhất thế giới. Dưới đáy bình là lớp chất lỏng trong suốt, phía trên là hỗn hợp màu nâu vàng.
Ngoài chiếc bình cổ, các chuyên gia còn tìm thấy bộ hài cốt của một nam giới và một phụ nữ bên trong mộ cổ. Người đàn ông được cho là một nhân vật có chức quyền, giàu có tại La Mã. Từ đậy, họ suy đoán bình rượu được chuẩn bị cho hành trình sang thế giới bên kia của người đàn ông và có thể vẫn uống được.
Suốt thời gian qua, giới chuyên gia vẫn tranh luận gay gắt về việc có nên mở chai rượu vang hay không. Dù rất hiếu kỳ thứ chất lỏng bên trong nhưng tới nay họ vẫn chưa mở nắp chai rượu.
"Chưa ai xác định chắc chắn bên trong chai là thứ gì. Nếu mở ra, có thể chất lỏng sẽ hư hại vì bị không khí lọt vào trong", ông Ludger Tekampe, chuyên gia đứng đầu nhóm bảo quản rượu vang Speyer, cho biết.
Theo phân tích ban đầu của các chuyên gia, một lớp dầu olive dày để bảo quản rượu giúp phát huy hiệu quả.
"Về mặt vi sinh học, rượu có thể không bị hư hại, nhưng sẽ không mang lại sự kích thích về vị giác", ông Monkia Christmann, giáo sư về rượu vang, cho hay.
Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.