Vào năm 1968, một đơn vị quân đội tình cờ phát hiện mộ cổ hơn 2.000 tuổi khi tiến hành xây dựng tại ngọn núi thuộc huyện mãn Thành, Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.Chủ nhân ngôi mộ cổ được xác định là Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng nhờ dòng chữ: "Trung Sơn nội phủ, 34 năm". Điều này hoàn toàn trùng khớp với sác sử sách ghi chép về việc Lưu Thắng là vị vua duy nhất trì vì Trung Sơn hơn 34 năm.Lưu Thắng là con trai thứ 9 của Hán Cảnh Đế, anh trai Hán Vũ Đế và là tổ phụ của Lưu Bị. Theo ghi chép trong "Hán Thư - Cảnh thập tam vương truyện", Lưu Thắng có hơn 120 người con.Lăng mộ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng được xây dựng với quy mô "khủng" và được tùy táng với hơn 10.000 đồ tùy táng giá trị như vàng bạc, đồ ngọc, đèn lồng...Trong số hàng ngàn cổ vật được tìm thấy trong mộ cổ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng, các chuyên gia dành nhiều sự chú ý đến "nồi áp suất".Theo các chuyên gia, "nồi áp suất" trong mộ cổ được làm từ đồng. Chiếc nồi có chiều cao 18,1 cm, đường kính phần thân 19,6 cm. Nó có hình dáng giống hình elip.Bên cưới chân nồi có 4 con linh thú được chế tác trong tư thế ngồi xổm. Hai bên sườn của chiếc nồi là 2 tai hình chữ nhật. Phần nắp nồi có 4 linh thú ở phía trên. Khi nghiên cứu tỉ mỉ về chiếc nồi đồng này, các chuyên gia phát hiện nó có cơ chế hoạt động khá giống nồi áp suất ngày nay.Trong "Thuyết văn giải tử" của Hứa Thận, chiếc nồi đồng như trong mộ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng được dùng để hầm và nấu thịt cho vua chúa.Trong nhiều sử liệu, hoàng đế nhà Hán có rất nhiều đầu bếp chuẩn bị bữa ăn. Bên trong phòng bếp có nhiều dụng cụ nấu ăn như các loại nồi dùng để chế biến những món ăn khác nhau.Người xưa quan niệm tồn tại cõi âm - nơi linh hồn đến sau khi chết. Theo đó, để Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng tiếp tục cuộc sống vương giả ở thế giới bên kia, nhiều vật dụng yêu thích của ông hoàng này được chôn trong mộ cổ. Trong số này có chiếc nồi đồng giống như nồi áp suất ngày nay.Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.
Vào năm 1968, một đơn vị quân đội tình cờ phát hiện mộ cổ hơn 2.000 tuổi khi tiến hành xây dựng tại ngọn núi thuộc huyện mãn Thành, Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
Chủ nhân ngôi mộ cổ được xác định là Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng nhờ dòng chữ: "Trung Sơn nội phủ, 34 năm". Điều này hoàn toàn trùng khớp với sác sử sách ghi chép về việc Lưu Thắng là vị vua duy nhất trì vì Trung Sơn hơn 34 năm.
Lưu Thắng là con trai thứ 9 của Hán Cảnh Đế, anh trai Hán Vũ Đế và là tổ phụ của Lưu Bị. Theo ghi chép trong "Hán Thư - Cảnh thập tam vương truyện", Lưu Thắng có hơn 120 người con.
Lăng mộ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng được xây dựng với quy mô "khủng" và được tùy táng với hơn 10.000 đồ tùy táng giá trị như vàng bạc, đồ ngọc, đèn lồng...
Trong số hàng ngàn cổ vật được tìm thấy trong mộ cổ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng, các chuyên gia dành nhiều sự chú ý đến "nồi áp suất".
Theo các chuyên gia, "nồi áp suất" trong mộ cổ được làm từ đồng. Chiếc nồi có chiều cao 18,1 cm, đường kính phần thân 19,6 cm. Nó có hình dáng giống hình elip.
Bên cưới chân nồi có 4 con linh thú được chế tác trong tư thế ngồi xổm. Hai bên sườn của chiếc nồi là 2 tai hình chữ nhật. Phần nắp nồi có 4 linh thú ở phía trên. Khi nghiên cứu tỉ mỉ về chiếc nồi đồng này, các chuyên gia phát hiện nó có cơ chế hoạt động khá giống nồi áp suất ngày nay.
Trong "Thuyết văn giải tử" của Hứa Thận, chiếc nồi đồng như trong mộ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng được dùng để hầm và nấu thịt cho vua chúa.
Trong nhiều sử liệu, hoàng đế nhà Hán có rất nhiều đầu bếp chuẩn bị bữa ăn. Bên trong phòng bếp có nhiều dụng cụ nấu ăn như các loại nồi dùng để chế biến những món ăn khác nhau.
Người xưa quan niệm tồn tại cõi âm - nơi linh hồn đến sau khi chết. Theo đó, để Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng tiếp tục cuộc sống vương giả ở thế giới bên kia, nhiều vật dụng yêu thích của ông hoàng này được chôn trong mộ cổ. Trong số này có chiếc nồi đồng giống như nồi áp suất ngày nay.
Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.