Vào năm 1960, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc phát hiện một ngôi mộ cổ ở tỉnh Thiểm Tây. Căn cứ vào tình trạng ngôi mộ và những cổ vật được tìm thấy, họ xác định chủ nhân mộ cổ là công chúa Vĩnh Thái - cháu Võ Tắc Thiên.Ngay khi mở cửa lăng mộ, các chuyên gia giật mình phát hiện một bộ hài cốt ngay ở lối vào. Điều này khiến họ vô cùng tò mò về danh tính bộ hài cốt đó.Khi tiến sâu vào bên trong, các chuyên gia nhận thấy quan tài chứa thi hài công chúa Vĩnh Thái có rất nhiều bùn và cát. Phiến đá trên đỉnh quan tài cũng bị xê dịch.Những dấu vết lộn xộn bên trong mộ cũng cho thấy nơi này từng bị những kẻ trộm đột nhập và lấy đi nhiều đồ tùy táng giá trị.Kết quả kiểm tra bộ hài cốt ở ngay sau cánh cửa mộ cho thấy đó là xác của một kẻ trộm mộ. Theo các chuyên gia, có khả năng các thành viên trong nhóm trộm mộ đã xảy ra tranh chấp lúc trở ra.Do đó, trong lúc tranh chấp căng thẳng, một tên trộm bị đồng bọn bỏ lại trong mộ trước khi đóng cửa lại khiến kẻ này chết và vùi xác tại đó.Căn cứ vào những sử liệu được tìm thấy về thời nhà Đường, các chuyên gia biết được công chúa Vĩnh Thành, tức Lý Tiên Huệ, là con gái thứ 7 của hoàng đế Đường Trung Tông. Nàng công chúa này được vua cha hết mực yêu thương.Vào năm 16 tuổi, Lý Tiên Huệ được gả cho điệt tôn (cháu trai) của Võ Tắc Thiên là Võ Diên Cơ. Cuộc sống hạnh phúc của công chúa này chỉ kéo dài 1 năm sau. Lý Tiên Huệ bị Võ Tắc Thiên xử tử vì cả gan bàn luận chuyện nam sủng của Võ Tắc Thiên.Theo một vài ghi chép lịch sử, năm 701, công chúa Vĩnh Thành cùng chồng và anh trai là Thiệu vương Lý Trọng Nhuận (tức thái tử Ý Đức) bàn luận về nam sủng Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông của Võ Tắc Thiên.Trương Dịch Chi đã bẩm tấu sự việc trên với Võ Tắc Thiên. Theo đó, bà hoàng này vô cùng tức giận và buộc tất cả phải tự sát. Theo đó, Lý Tiên Huệ trở thành nàng công chúa có số phận đầy bi kịch.Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.
Vào năm 1960, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc phát hiện một ngôi mộ cổ ở tỉnh Thiểm Tây. Căn cứ vào tình trạng ngôi mộ và những cổ vật được tìm thấy, họ xác định chủ nhân mộ cổ là công chúa Vĩnh Thái - cháu Võ Tắc Thiên.
Ngay khi mở cửa lăng mộ, các chuyên gia giật mình phát hiện một bộ hài cốt ngay ở lối vào. Điều này khiến họ vô cùng tò mò về danh tính bộ hài cốt đó.
Khi tiến sâu vào bên trong, các chuyên gia nhận thấy quan tài chứa thi hài công chúa Vĩnh Thái có rất nhiều bùn và cát. Phiến đá trên đỉnh quan tài cũng bị xê dịch.
Những dấu vết lộn xộn bên trong mộ cũng cho thấy nơi này từng bị những kẻ trộm đột nhập và lấy đi nhiều đồ tùy táng giá trị.
Kết quả kiểm tra bộ hài cốt ở ngay sau cánh cửa mộ cho thấy đó là xác của một kẻ trộm mộ. Theo các chuyên gia, có khả năng các thành viên trong nhóm trộm mộ đã xảy ra tranh chấp lúc trở ra.
Do đó, trong lúc tranh chấp căng thẳng, một tên trộm bị đồng bọn bỏ lại trong mộ trước khi đóng cửa lại khiến kẻ này chết và vùi xác tại đó.
Căn cứ vào những sử liệu được tìm thấy về thời nhà Đường, các chuyên gia biết được công chúa Vĩnh Thành, tức Lý Tiên Huệ, là con gái thứ 7 của hoàng đế Đường Trung Tông. Nàng công chúa này được vua cha hết mực yêu thương.
Vào năm 16 tuổi, Lý Tiên Huệ được gả cho điệt tôn (cháu trai) của Võ Tắc Thiên là Võ Diên Cơ. Cuộc sống hạnh phúc của công chúa này chỉ kéo dài 1 năm sau. Lý Tiên Huệ bị Võ Tắc Thiên xử tử vì cả gan bàn luận chuyện nam sủng của Võ Tắc Thiên.
Theo một vài ghi chép lịch sử, năm 701, công chúa Vĩnh Thành cùng chồng và anh trai là Thiệu vương Lý Trọng Nhuận (tức thái tử Ý Đức) bàn luận về nam sủng Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông của Võ Tắc Thiên.
Trương Dịch Chi đã bẩm tấu sự việc trên với Võ Tắc Thiên. Theo đó, bà hoàng này vô cùng tức giận và buộc tất cả phải tự sát. Theo đó, Lý Tiên Huệ trở thành nàng công chúa có số phận đầy bi kịch.
Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.