Vào năm 2018, các nhà khảo cổ học Trung Quốc khẳng định đã tìm thấy lăng mộ Tào Tháo ở An Dương, tỉnh Hà Nam sau 9 năm tìm kiếm, khai quật tại địa điểm này.Khi khai quật lăng mộ của Tào Tháo ở An Dương, các chuyên gia tìm thấy bằng chứng đầu tiên vào năm 2009. Đó là một bia mộ có khắc chứ "Ngụy Vũ vương". Phát hiện này là một trong những bằng chứng quan trọng giúp xác định ngôi mộ thuộc về Tào Tháo.Theo sử sách, trước khi qua đời, Tào Tháo căn dặn con trai là Tào Phi không được xây lăng mộ cho ông. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ thuộc dự án tìm kiếm lăng mộ Tào Tháo cho rằng, việc tìm thấy lăng mộ cho thấy Tào Phi không làm theo di nguyện của cha.Tào Phi đã cho xây dựng lăng mộ bề thế để tôn thờ và tỏ lòng hiếu kính với Tào Tháo. Lo sợ mộ của cha có thể trở thành mục tiêu cướp bóc, phá hoại của kẻ thù hoặc những kẻ trộm mộ, Tào Phi có thể đã cho san phẳng những công trình nổi trên mặt đất.Sau đó, Tào Phi cho người dọn dẹp sạch các mảnh vỡ của những công trình nổi đã san phẳng. Nhờ đó, trong suốt nhiều thế kỷ, vị trí lăng mộ của Tào Tháo trở thành bí ẩn lớn.Khi khai quật lăng mộ của Tào Tháo, các chuyên gia phát hiện bên trong có 2 hầm mộ. Trong đó, hầm mộ lớn là nơi chôn cất Tào Tháo trong khi hầm mộ nhỏ được cho là nơi mai táng Tào Ngang - con trai của Tào Tháo.Các chuyên gia càng bất ngờ hơn khi tìm thấy 2 bộ hài cốt phụ nữ trong hầm mộ của Tào Tháo. Kết quả kiểm tra cho thấy 2 thi hài thuộc về 2 người phụ nữ ở độ tuổi 50 và 20.Theo các sử liệu, Tào Tháo sau khi chết được chôn cùng một phu nhân khoảng 70 tuổi. Thế nhưng, cuộc khai quật tại lăng mộ của ông không có bộ hài cốt phụ nữ nào ở độ tuổi như vậy.Vậy nên, giới chuyên gia tò mò hai người phụ nữ này là ai và vì sao họ được chôn cất cùng Tào Tháo. Đến nay, họ vẫn chưa thể xác định danh tính của họ.Cục Di sản văn hóa Trung Quốc đã tuyên bố tìm thấy mộ Tào Tháo là một trong những phát hiện khảo cổ nổi bật nhất tại quốc gia này trong những thập kỷ gần đây.Mời độc giả xem video:Thiếu nữ trầm trọng, đàn ông Trung Quốc ồ ạt cưới vợ châu Phi. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Vào năm 2018, các nhà khảo cổ học Trung Quốc khẳng định đã tìm thấy lăng mộ Tào Tháo ở An Dương, tỉnh Hà Nam sau 9 năm tìm kiếm, khai quật tại địa điểm này.
Khi khai quật lăng mộ của Tào Tháo ở An Dương, các chuyên gia tìm thấy bằng chứng đầu tiên vào năm 2009. Đó là một bia mộ có khắc chứ "Ngụy Vũ vương". Phát hiện này là một trong những bằng chứng quan trọng giúp xác định ngôi mộ thuộc về Tào Tháo.
Theo sử sách, trước khi qua đời, Tào Tháo căn dặn con trai là Tào Phi không được xây lăng mộ cho ông. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ thuộc dự án tìm kiếm lăng mộ Tào Tháo cho rằng, việc tìm thấy lăng mộ cho thấy Tào Phi không làm theo di nguyện của cha.
Tào Phi đã cho xây dựng lăng mộ bề thế để tôn thờ và tỏ lòng hiếu kính với Tào Tháo. Lo sợ mộ của cha có thể trở thành mục tiêu cướp bóc, phá hoại của kẻ thù hoặc những kẻ trộm mộ, Tào Phi có thể đã cho san phẳng những công trình nổi trên mặt đất.
Sau đó, Tào Phi cho người dọn dẹp sạch các mảnh vỡ của những công trình nổi đã san phẳng. Nhờ đó, trong suốt nhiều thế kỷ, vị trí lăng mộ của Tào Tháo trở thành bí ẩn lớn.
Khi khai quật lăng mộ của Tào Tháo, các chuyên gia phát hiện bên trong có 2 hầm mộ. Trong đó, hầm mộ lớn là nơi chôn cất Tào Tháo trong khi hầm mộ nhỏ được cho là nơi mai táng Tào Ngang - con trai của Tào Tháo.
Các chuyên gia càng bất ngờ hơn khi tìm thấy 2 bộ hài cốt phụ nữ trong hầm mộ của Tào Tháo. Kết quả kiểm tra cho thấy 2 thi hài thuộc về 2 người phụ nữ ở độ tuổi 50 và 20.
Theo các sử liệu, Tào Tháo sau khi chết được chôn cùng một phu nhân khoảng 70 tuổi. Thế nhưng, cuộc khai quật tại lăng mộ của ông không có bộ hài cốt phụ nữ nào ở độ tuổi như vậy.
Vậy nên, giới chuyên gia tò mò hai người phụ nữ này là ai và vì sao họ được chôn cất cùng Tào Tháo. Đến nay, họ vẫn chưa thể xác định danh tính của họ.
Cục Di sản văn hóa Trung Quốc đã tuyên bố tìm thấy mộ Tào Tháo là một trong những phát hiện khảo cổ nổi bật nhất tại quốc gia này trong những thập kỷ gần đây.