Hoàng đế Khang Hy (1654 - 1722) là vị vua thứ 4 của nhà Thanh. Ông có thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc khi ngồi trên ngai vàng từ năm 1661 cho đến khi băng hà.Các sử gia nhận định Khang Hy là một trong những vị vua lỗi lạc, có tài trị quốc. Trong suốt 61 năm trị vì đất nước, ông đã đưa nhà Thanh bước vào thời kỳ hưng thịnh, mọi lĩnh vực phát triển vượt bậc và dân chúng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Giống như nhiều hoàng đế, vua Khang Hy đã sớm chuẩn bị lăng mộ cho bản thân. Nơi an nghỉ ngàn thu của ông được xây dựng từ năm 1676 và hoàn thành vào năm 1681.Sau khi băng hà năm 1722, hoàng đế Khang Hy được an táng trong lăng mộ khủng được gọi là Thanh Cảnh Lăng. Theo sử sách, 4 hoàng hậu, 48 phi tần và 1 hoàng tử được tùy táng trong cùng lăng mộ với vua Khang Hy.Do là nơi chôn cất hoàng đế Khang Hy và vợ con nên bên trong Thanh Cảnh Lăng có vô số báu vật, đồ tùy táng giá trị. Những kẻ trộm mộ đã nhòm ngó kho báu này.Trong số đó, vụ trộm mộ nổi tiếng nhất ở Thanh Cảnh Lăng là do Tôn Điện Anh gây ra năm 1928. Theo đó, chúng đã vơ vét vô số bảo vật quý giá tại nơi an nghỉ ngàn thu của ông hoàng này.Đến năm 1952, các chuyên gia Trung Quốc quyết định kiểm tra, tôn tạo Thanh Cảnh Lăng. Vì vậy, họ lên kế hoạch kiểm tra tình trạng lăng mộ để đưa ra phương án trùng tu, sửa chữa lăng mộ hoàng gia này.Thế nhưng, ngay sau khi bước qua cánh cửa dẫn vào lăng mộ, các chuyên gia phát hiện bên trong bị ngập nước. Càng đi sâu vào bên trong thì nước càng nhiều. Mùi hôi thối bốc lên khiến họ khó chịu dù đã mặc đồ bảo hộ.Đặc biệt, các chuyên gia xót xa khi nhìn thấy thi hài của hoàng đế Khang Hy bị vương vãi khắp nơi, ngâm trong nước do bị những kẻ trộm mộ hủy hoại trong lúc trộm báu vật.Do tình trạng lăng mộ rất nguy hiểm, nếu cố tu sửa thì có thể khiến công trình đổ sập hoàn toàn, đe dọa tính mạng của các chuyên gia. Vậy nên, sau khi trở ra ngoài, các chuyên gia quyết định niêm phong vĩnh viễn Thanh Cảng Lăng.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Hoàng đế Khang Hy (1654 - 1722) là vị vua thứ 4 của nhà Thanh. Ông có thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc khi ngồi trên ngai vàng từ năm 1661 cho đến khi băng hà.
Các sử gia nhận định Khang Hy là một trong những vị vua lỗi lạc, có tài trị quốc. Trong suốt 61 năm trị vì đất nước, ông đã đưa nhà Thanh bước vào thời kỳ hưng thịnh, mọi lĩnh vực phát triển vượt bậc và dân chúng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Giống như nhiều hoàng đế, vua Khang Hy đã sớm chuẩn bị lăng mộ cho bản thân. Nơi an nghỉ ngàn thu của ông được xây dựng từ năm 1676 và hoàn thành vào năm 1681.
Sau khi băng hà năm 1722, hoàng đế Khang Hy được an táng trong lăng mộ khủng được gọi là Thanh Cảnh Lăng. Theo sử sách, 4 hoàng hậu, 48 phi tần và 1 hoàng tử được tùy táng trong cùng lăng mộ với vua Khang Hy.
Do là nơi chôn cất hoàng đế Khang Hy và vợ con nên bên trong Thanh Cảnh Lăng có vô số báu vật, đồ tùy táng giá trị. Những kẻ trộm mộ đã nhòm ngó kho báu này.
Trong số đó, vụ trộm mộ nổi tiếng nhất ở Thanh Cảnh Lăng là do Tôn Điện Anh gây ra năm 1928. Theo đó, chúng đã vơ vét vô số bảo vật quý giá tại nơi an nghỉ ngàn thu của ông hoàng này.
Đến năm 1952, các chuyên gia Trung Quốc quyết định kiểm tra, tôn tạo Thanh Cảnh Lăng. Vì vậy, họ lên kế hoạch kiểm tra tình trạng lăng mộ để đưa ra phương án trùng tu, sửa chữa lăng mộ hoàng gia này.
Thế nhưng, ngay sau khi bước qua cánh cửa dẫn vào lăng mộ, các chuyên gia phát hiện bên trong bị ngập nước. Càng đi sâu vào bên trong thì nước càng nhiều. Mùi hôi thối bốc lên khiến họ khó chịu dù đã mặc đồ bảo hộ.
Đặc biệt, các chuyên gia xót xa khi nhìn thấy thi hài của hoàng đế Khang Hy bị vương vãi khắp nơi, ngâm trong nước do bị những kẻ trộm mộ hủy hoại trong lúc trộm báu vật.
Do tình trạng lăng mộ rất nguy hiểm, nếu cố tu sửa thì có thể khiến công trình đổ sập hoàn toàn, đe dọa tính mạng của các chuyên gia. Vậy nên, sau khi trở ra ngoài, các chuyên gia quyết định niêm phong vĩnh viễn Thanh Cảng Lăng.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.