Mẹo đeo nhẫn cưới chuẩn, vượng hôn nhân trăm năm viên mãn

Google News

Nhẫn cưới tượng trưng cho sự chung thủy, đời đời kiếp kiếp bên nhau, là món đồ gắn kết tình cảm.

Ý nghĩa của việc đeo nhẫn

Từ thời xa xưa, khi nhắc đến nhẫn cưới thường gắn liền với đạo đức trong cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng.

Nhẫn trong từ nhẫn nại, nhường nhịn, còn cưới là khi tình yêu đôi lứa của nam nữ đã kết duyên vợ chồng. Hiểu đơn giản nhẫn cưới là trang sức không thể thiếu trong ngày trọng đại của đời người.

Meo deo nhan cuoi chuan, vuong hon nhan tram nam vien man

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc đàn ông đeo nhẫn cưới là tục lệ mới, còn người phụ nữ đeo nhẫn cưới một mình mãi cho đến giữa thế kỷ 20.

Chiến tranh thế giới lần thứ II diễn ra, những người nam giới trẻ tuổi phải lên đường nhập ngũ, họ buộc phải xa gia đình, xa người vợ mới cưới. Để xua tan nỗi nhớ về vợ, họ bắt đầu đeo nhẫn cưới khi ra chiến trường, đó cũng là một biểu tượng thể hiện rằng họ đã là người đàn ông có vợ.

Việc đeo nhẫn cưới khi đi xa được coi là hành động lãng mạn, minh chứng sự thuỷ chung một lòng với vợ. Chính vì thế, việc đeo nhẫn cưới vẫn phổ biến cho tới ngày nay.

Ý nghĩa từng ngón tay khi đeo nhẫn

Trong phong thủy, mỗi ngón tay sẽ có ý nghĩa khác nhau khi đeo nhẫn, đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út, còn các ngón khác ngón tay khác sẽ theo mức độ tình cảm từ thấp lên cao.

Meo deo nhan cuoi chuan, vuong hon nhan tram nam vien man-Hinh-2

- Ngón trỏ đeo nhẫn: Là tình cảm của con con cái dành cho cha mẹ, mong muốn cha mẹ có được sống lâu, thể hiện sự biết ơn, công dưỡng sinh thành.

- Ngón tay cái đeo nhẫn: Là đang trong quá trình đi tìm một nửa một hạnh của cuộc đời mình.

- Đeo nhẫn ngón tay giữa là hướng về tình cảm anh em, ngoài ra người ấy đang trong mối quan hệ độc thân, trong một bàn tay thì ngón giữa là ngón dài nhất, đó chính là ngón tượng trưng của bản thân mỗi người.

Có một vài người, sau khi kết thúc một tình yêu, họ thường chuyên sang đeo nhẫn ở ngón giữa, như ngầm muốn nói với đối tượng xung quanh tránh xa mình, bởi là lúc họ đau khổ trong chuyện tình cảm. 

- Đeo nhẫn ngón áp út: Là thể hiện rằng tôi đã là hoa có chủ.

- Đeo nhẫn ngón út: Thường thể hiện sự khiêm nhường, và trong tình cảm bạn bè, ngón út thể hiện tình bạn thân thiết, trong sáng. Ngoài ra, khi đeo nhẫn ở ngón út ở bàn tay phải, người đó đang ngầm phát đi thông điệp rằng hiện tại họ chưa muốn tính đến chuyện yêu đương.

Đeo nhẫn cưới tay nào chuẩn phong thủy?

Đeo nhẫn cho cô dâu: Nữ sẽ đeo nhẫn cưới ở vị trí ngón tay áp ngón tay út và đeo tay phải. Còn khi đeo nhẫn đính hôn, thì sẽ đeo ngón giữa, phía tay phải. Khi nhìn một người con gái đeo nhẫn đính hôn, hiểu ra ngay rằng, người đó đã thuộc về một chàng trai, họ sẽ tiến tới hôn nhân trong thời gian tới. 

Đeo nhẫn cho chú rể: Nam sẽ đeo nhẫn ở bên tay trái và cũng đeo ở ngón áp út giống nữ.

Vẫn còn không ít người thắc mắc trong chuyện nên đeo nhẫn cưới ở ngón tay nào, việc này còn phụ thuộc vào quan niệm của mỗi nước khác nhau, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đeo nhẫn vào ngón áp út.

Tuy nhiên ở Do Thái, người phụ nữ sẽ đeo vào ngón tay trỏ.  Ở Việt Nam, tín ngưỡng nhân gian thường nói “nam tả, nữ hữu” nghĩa là con trai phải đeo nhẫn tay trái, con gái phải đeo nhẫn tay phải.

Trong thời hội nhập kinh tế, hiện đại văn minh ngày nay, thì hầu hết mọi cặp đôi đều đeo nhẫn ngón tay áp út và nhẫn đính hôn đeo ở ngón tay giữa.

Meo deo nhan cuoi chuan, vuong hon nhan tram nam vien man-Hinh-3

Việc đeo nhẫn cưới ở ngón áp út xuất phát từ kinh nghiệm các cụ để lại, đặt hai bàn tay đối diện với nhau, tiến hành gập ngón tay giữa và áp sát lại gần nhau. Sau đó từ từ mở hai bàn tay và để các ngón tay dựa vào nhau và điều thú vị là các ngón khác tách rời nhau chỉ có ngón áp út vẫn dính chặt vào nhau.

Tiến hành đổi ngược cách làm trên, các ngón áp út vẫn không tách rời, đó cũng là lý do người xưa quan niệm, đeo nhẫn ngón áp út thì vợ chồng sẽ bên nhau trọn đời.

*Thông tin mang tính chất tham khảo

 

Theo Lệ Quyên/ Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)