Tọa lạc tại vùng núi đá vôi ở địa phận xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, chùa và động Địch Lộng là một thắng cảnh lưu danh sử sách của nước ta.Tương truyền vào khoảng năm 1739, một tiều phu địa phương lên núi đốn củi đã phát hiện hang động và thấy có nhũ đá giống tượng Phật nên lập ban thờ Phật ở đó. Đến năm 1740 thì hình thành chùa.Ban đầu ngôi chùa có tên là Nham Sơn động Cổ Am tự, sau này đổi thành tên chùa Địch Lộng, có nghĩa là "sáo núi". Bởi, đứng trong hang núi có thể nghe tiếng gió thổi, đập vào vách đá trong hang tạo nên âm thanh như tiếng sáo vi vu.Trong chuyến tuần du ra Bắc Hà năm 1821, vua Minh Mạng đã ban tặng cho động và chùa Địch Lộng 5 chữ “Nam thiên đệ tam động", có nghĩa động đẹp thứ ba ở trời Nam.Trải qua nhiều đợt xây dựng khác nhau, ngày nay chùa và động Địch Lộng là một cụm di tích gồm nhiều công trình lớn, nhỏ, xung quanh là núi đá với cây cối xanh tươi.Tâm điểm của khu di tích là các hang động nằm trên sườn núi. Dẫn lên hang là lối mòn gồm hơn 100 bậc đá.Trong hang có vô số khối nhũ đá với đủ hình dáng, và kích cỡ. Có khối nhũ to, tròn, nhẵn lì mọc từ nền hang nhô lên, hay thả xuống từ trên nóc động. Có cả những cột đá nối liền nền hang và trần hang, được ví như “cột chống trời”.Các tượng Phật, tượng Hộ pháp và bàn thờ được bài trí hài hòa với các kiến tạo của tự nhiên, khiến khung cảnh trở nên huyền ảo như ở cõi tiên.Phía dưới chân núi Địch Lộng là một hệ thống kiến trúc được xây dựng thành nhiều lớp theo thế chữ "Tam" trên một diện tích rộng hơn 1ha.Công trình nổi bật ở đây là đình thờ Lý Quốc Sư, một ngôi đình 5 gian được gọi là Đình Đá, vì tất cả các cột, tảng, xà đùi, cái bẩy đều bằng đá.Các công trình khác gồm nhà tiền đường, vườn tượng Phật thành đạo, chùa Hạ, hồ bán nguyệt...Động và chùa Địch Lộng được công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 1990. Lễ hội chùa Địch Lộng được tổ chức vào ngày 6,7 tháng 3 âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo du khách thập phương về trẩy hội.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Tọa lạc tại vùng núi đá vôi ở địa phận xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, chùa và động Địch Lộng là một thắng cảnh lưu danh sử sách của nước ta.
Tương truyền vào khoảng năm 1739, một tiều phu địa phương lên núi đốn củi đã phát hiện hang động và thấy có nhũ đá giống tượng Phật nên lập ban thờ Phật ở đó. Đến năm 1740 thì hình thành chùa.
Ban đầu ngôi chùa có tên là Nham Sơn động Cổ Am tự, sau này đổi thành tên chùa Địch Lộng, có nghĩa là "sáo núi". Bởi, đứng trong hang núi có thể nghe tiếng gió thổi, đập vào vách đá trong hang tạo nên âm thanh như tiếng sáo vi vu.
Trong chuyến tuần du ra Bắc Hà năm 1821, vua Minh Mạng đã ban tặng cho động và chùa Địch Lộng 5 chữ “Nam thiên đệ tam động", có nghĩa động đẹp thứ ba ở trời Nam.
Trải qua nhiều đợt xây dựng khác nhau, ngày nay chùa và động Địch Lộng là một cụm di tích gồm nhiều công trình lớn, nhỏ, xung quanh là núi đá với cây cối xanh tươi.
Tâm điểm của khu di tích là các hang động nằm trên sườn núi. Dẫn lên hang là lối mòn gồm hơn 100 bậc đá.
Trong hang có vô số khối nhũ đá với đủ hình dáng, và kích cỡ. Có khối nhũ to, tròn, nhẵn lì mọc từ nền hang nhô lên, hay thả xuống từ trên nóc động. Có cả những cột đá nối liền nền hang và trần hang, được ví như “cột chống trời”.
Các tượng Phật, tượng Hộ pháp và bàn thờ được bài trí hài hòa với các kiến tạo của tự nhiên, khiến khung cảnh trở nên huyền ảo như ở cõi tiên.
Phía dưới chân núi Địch Lộng là một hệ thống kiến trúc được xây dựng thành nhiều lớp theo thế chữ "Tam" trên một diện tích rộng hơn 1ha.
Công trình nổi bật ở đây là đình thờ Lý Quốc Sư, một ngôi đình 5 gian được gọi là Đình Đá, vì tất cả các cột, tảng, xà đùi, cái bẩy đều bằng đá.
Các công trình khác gồm nhà tiền đường, vườn tượng Phật thành đạo, chùa Hạ, hồ bán nguyệt...
Động và chùa Địch Lộng được công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 1990. Lễ hội chùa Địch Lộng được tổ chức vào ngày 6,7 tháng 3 âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo du khách thập phương về trẩy hội.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.