Tọa lạc tại số 802 Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, hội quán Hà Chương còn có tên là Hội quán Chương Châu, chùa Ông Hược hoặc chùa Bà Hà Chương là một trong những hội quán có kiến trúc độc đáo nhất vùng Chợ Lớn xưa.Hội quán do những người Hoa gốc phủ Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến xây dựng làm nơi hội họp, sinh hoạt tín ngưỡng. Cho đến nay chưa tìm thấy tư liệu nào cho biết đích xác thời điểm xây dựng hội quán này, nhưng theo các nhà nghiên cứu, công trình được xây từ đầu thế kỷ 18 trở về trước.Từ năm tạo lập cho đến nay, hội quán đã trải qua nhiều lần trùng tu. Theo các văn bia, tên hội quán được đổi là Hà Chương từ năm 1848 thay cho tên cũ là Thương Châu.Ngày nay, diện tích khuôn viên hội quán khoảng 1.500m2, riêng khoảng sân phía trước rộng gần 300m2. Hội quán được xây dựng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, đá, gạch, ngói.Mặt bằng kiến trúc công trình gồm 3 tòa nhà ba gian nằm ngang tạo thành tiền điện, chính điện và hậu điện. Hai bên các điện thờ này là hai dãy nhà nằm dọc gồm tả điện, hữu điện, khu văn phòng... tạo thành một công trình khép kín như hình chữ khẩu. Giữa các tòa nhà là sân thiên tỉnh hoặc hành lang thông hương.Kỹ thuật tạo dáng mái và trang trí hội quán Hà Chương mang nét đặc trưng của nhóm người Hoa Phúc Kiến với các đỉnh mái võng xuống còn các đầu đao, đầu đỉnh mái thì cong vút tạo cho hội quán có dáng một con thuyền.Mỗi tòa nhà có một lớp mái riêng được lợp ngói ống, diềm mái là hàng ngói men xanh. Trên mái có các mãng tượng trang trí rất công phu.Mái tiền điện được trang trí cầu kỳ hơn cả với các tượng rồng, phượng, binh tướng, mô hình tòa thành, nhà cửa... rất sinh động.Toàn bộ kết cấu của mái được đặt trên hệ thống vì kèo gỗ và bộ cột bằng gỗ hoặc đán.Nét nổi bật nhất trong kiến trúc hội quán Hà Chương là hai cặp cột đá nguyên khối (hai cột hiên và hai cột dưới đầu mái chính điện) được chạm trổ hình rồng uốn dài quanh cột, trên lưng chở bốn vị trong Bát tiên, đế cột hình lục giác, chạm nổi hình mai – điểu, nho – sóc...Giới chuyên gia đánh giá đây là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo, có một không hai của Việt Nam.Ngoài bốn cột, hội quán còn sở hữu nhiều tác phẩm chạm khắc đá nghệ thuật có giá trị khác như cặp phù điêu long mã và tượng kỳ lân chầu bên cửa...Các bình hoa sen, hoa mẫu đơn khắc nổi hai bên cửa...Hay các ô cửa bằng đá ở mặt tiền.Tiền điện của hội quán là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và Hộ pháp.Giữa tiền điện và chính điện của một khoảng sân trời.Chính điện có ba gian thờ.Gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị thần được thờ chính ở hội quán.Phối tự hai bên là Chúa Sanh nương nương và Phước Đức chính thần (ông Bổn).Tả điện và hữu điện thờ Bồ Tát Quan Âm và nhiều vị thần khác nhau, trong đó có nhiều hình tượng quen thuộc với người Việt qua văn học cổ Trung Hoa như Quan Công (Quan Thánh Đế Quân).Tề thiên Đại thánh.Và Bao Công.Hàng năm ở hội quán có hai lễ lớn là lễ Vía Bà Thiên Hậu ngày 23/3 Âm lịch và cúng cô hồn ngày 9/7 Âm lịch. Vào các ngày Rằm, Mùng 1 và ngày Tết, hội quán cùng thu hút rất nhiều khách thập phương đến hành lễ.Vào năm 2001, hội quán Hà Chương đã được công nhận là di tích Lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.Một số hình ảnh khác về hội quán Hà Chương.
Tọa lạc tại số 802 Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, hội quán Hà Chương còn có tên là Hội quán Chương Châu, chùa Ông Hược hoặc chùa Bà Hà Chương là một trong những hội quán có kiến trúc độc đáo nhất vùng Chợ Lớn xưa.
Hội quán do những người Hoa gốc phủ Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến xây dựng làm nơi hội họp, sinh hoạt tín ngưỡng. Cho đến nay chưa tìm thấy tư liệu nào cho biết đích xác thời điểm xây dựng hội quán này, nhưng theo các nhà nghiên cứu, công trình được xây từ đầu thế kỷ 18 trở về trước.
Từ năm tạo lập cho đến nay, hội quán đã trải qua nhiều lần trùng tu. Theo các văn bia, tên hội quán được đổi là Hà Chương từ năm 1848 thay cho tên cũ là Thương Châu.
Ngày nay, diện tích khuôn viên hội quán khoảng 1.500m2, riêng khoảng sân phía trước rộng gần 300m2. Hội quán được xây dựng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, đá, gạch, ngói.
Mặt bằng kiến trúc công trình gồm 3 tòa nhà ba gian nằm ngang tạo thành tiền điện, chính điện và hậu điện. Hai bên các điện thờ này là hai dãy nhà nằm dọc gồm tả điện, hữu điện, khu văn phòng... tạo thành một công trình khép kín như hình chữ khẩu. Giữa các tòa nhà là sân thiên tỉnh hoặc hành lang thông hương.
Kỹ thuật tạo dáng mái và trang trí hội quán Hà Chương mang nét đặc trưng của nhóm người Hoa Phúc Kiến với các đỉnh mái võng xuống còn các đầu đao, đầu đỉnh mái thì cong vút tạo cho hội quán có dáng một con thuyền.
Mỗi tòa nhà có một lớp mái riêng được lợp ngói ống, diềm mái là hàng ngói men xanh. Trên mái có các mãng tượng trang trí rất công phu.
Mái tiền điện được trang trí cầu kỳ hơn cả với các tượng rồng, phượng, binh tướng, mô hình tòa thành, nhà cửa... rất sinh động.
Toàn bộ kết cấu của mái được đặt trên hệ thống vì kèo gỗ và bộ cột bằng gỗ hoặc đán.
Nét nổi bật nhất trong kiến trúc hội quán Hà Chương là hai cặp cột đá nguyên khối (hai cột hiên và hai cột dưới đầu mái chính điện) được chạm trổ hình rồng uốn dài quanh cột, trên lưng chở bốn vị trong Bát tiên, đế cột hình lục giác, chạm nổi hình mai – điểu, nho – sóc...
Giới chuyên gia đánh giá đây là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo, có một không hai của Việt Nam.
Ngoài bốn cột, hội quán còn sở hữu nhiều tác phẩm chạm khắc đá nghệ thuật có giá trị khác như cặp phù điêu long mã và tượng kỳ lân chầu bên cửa...
Các bình hoa sen, hoa mẫu đơn khắc nổi hai bên cửa...
Hay các ô cửa bằng đá ở mặt tiền.
Tiền điện của hội quán là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và Hộ pháp.
Giữa tiền điện và chính điện của một khoảng sân trời.
Chính điện có ba gian thờ.
Gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị thần được thờ chính ở hội quán.
Phối tự hai bên là Chúa Sanh nương nương và Phước Đức chính thần (ông Bổn).
Tả điện và hữu điện thờ Bồ Tát Quan Âm và nhiều vị thần khác nhau, trong đó có nhiều hình tượng quen thuộc với người Việt qua văn học cổ Trung Hoa như Quan Công (Quan Thánh Đế Quân).
Tề thiên Đại thánh.
Và Bao Công.
Hàng năm ở hội quán có hai lễ lớn là lễ Vía Bà Thiên Hậu ngày 23/3 Âm lịch và cúng cô hồn ngày 9/7 Âm lịch. Vào các ngày Rằm, Mùng 1 và ngày Tết, hội quán cùng thu hút rất nhiều khách thập phương đến hành lễ.
Vào năm 2001, hội quán Hà Chương đã được công nhận là di tích Lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.
Một số hình ảnh khác về hội quán Hà Chương.