Lăng mộ Tần Thủy Hoàng tọa lạc tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Để chuẩn bị trước cho cái chết, hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã bắt đầu cho xây dựng lăng mộ vào năm 246 trước Công nguyên. Sau 38 năm xây dựng cùng với hơn 700.000 công nhân và thợ thủ công lành nghề, khu lăng mộ này mới được hoàn thành.Lăng mộ ngầm của Tần Thủy Hoàng dài 260m từ Đông qua Tây và rộng 160m từ Bắc sang Nam. Tổng diện tích là 41.600 m2, đây là lăng mộ lớn nhất trong triều đại Tần và Hán, kích thước của nó tương đương với 5 sân bóng đá quốc tế.Bên ngoài lăng mộ được xây dựng vô cùng kiên cố, các bức tường thành bao quanh lăng tẩm được làm từ tro trắng, đất cát, hoàng thổ và được thêm vào gạo nếp cùng đinh sắt, có tác dụng chống mưa gió rất tốt, thậm chí thuốc nổ bình thường cũng khó lung lay bức tường này.Dù vậy nó vẫn thu hút rất nhiều kẻ trộm mộ dòm ngó vì bên trong có rất nhiều châu báu. Nhưng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được cho là “lăng mộ chết người”. Có đến hơn 80 tên trộm đã vào và không thể ra ngoài.Để bảo vệ lăng mộ khỏi sự xâm chiếm của những tay trộm mộ, Tần đế đã cho thiết kế nhiều cạm bẫy chết người bên trong lăng mộ của chính mình. Khi nghiên cứu, các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng có một vách đá sâu 7 mét được xây dựng bên trong của lăng mộ này, và có rất nhiều cát lún trên vách đá.Những kẻ trộm mộ khi đột nhập vào đây sẽ bị nhấn chìm bởi cát lún, sau đó sớm chết ngạt khi vùng vẫy trong cát. Phương pháp chống trộm này là sự kết tinh trí tuệ của người dân Trung Quốc xưa. Mặc dù phương pháp này có vẻ đơn giản nhưng nó đã thực sự ngăn chặn những kẻ đột nhập.Bên cạnh đó, theo không ít giai thoại ly kỳ, mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng được bao bọc bởi một dòng sông thủy ngân và hàng loạt những cái bẫy chết người.Người ta tin rằng bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có chứa những cỗ máy bắn tên tự động, ngoài ra còn chứa những bẫy không khí là chất thủy ngân cực độc.Theo cuốn "Sử ký - Tần Thủy Hoàng bản ký", Lăng mộ Tần Vương đặc biệt tuân thủ quy luật "sự tử như sự sinh", cố gắng tái hiện một thế giới như dương thế bên dưới lòng đất. "Sử ký" có đoạn: "Dùng thủy ngân làm trăm dòng, sông ngòi biển cả, trên lắp thiên văn, dưới bày địa lý, dùng mỡ nhân ngư (tức con báo biển) làm đuốc để cháy mãi không tắt".Nguồn sử liệu này cho rằng địa cung của Tần Thủy Hoàng (phần cung điện dưới lòng đất, nơi đặt quan tài và đồ tùy táng) chứa hàng tấn thủy ngân, tượng trưng cho sông hồ và biển; đỉnh mộ khảm những viên dạ minh châu như biểu tượng của mặt trời, mặt trăng và các vì sao.Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học đã nhận thấy lượng thủy ngân ở đây trong lăng mộ cao gấp 280 lần bình thường. Điều này khá trùng hợp với những ghi chép trong bộ sử ký Tư Mã Thiên về dòng sông thủy ngân bên trong lăng mộ.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng tọa lạc tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Để chuẩn bị trước cho cái chết, hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã bắt đầu cho xây dựng lăng mộ vào năm 246 trước Công nguyên. Sau 38 năm xây dựng cùng với hơn 700.000 công nhân và thợ thủ công lành nghề, khu lăng mộ này mới được hoàn thành.
Lăng mộ ngầm của Tần Thủy Hoàng dài 260m từ Đông qua Tây và rộng 160m từ Bắc sang Nam. Tổng diện tích là 41.600 m2, đây là lăng mộ lớn nhất trong triều đại Tần và Hán, kích thước của nó tương đương với 5 sân bóng đá quốc tế.
Bên ngoài lăng mộ được xây dựng vô cùng kiên cố, các bức tường thành bao quanh lăng tẩm được làm từ tro trắng, đất cát, hoàng thổ và được thêm vào gạo nếp cùng đinh sắt, có tác dụng chống mưa gió rất tốt, thậm chí thuốc nổ bình thường cũng khó lung lay bức tường này.
Dù vậy nó vẫn thu hút rất nhiều kẻ trộm mộ dòm ngó vì bên trong có rất nhiều châu báu. Nhưng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được cho là “lăng mộ chết người”. Có đến hơn 80 tên trộm đã vào và không thể ra ngoài.
Để bảo vệ lăng mộ khỏi sự xâm chiếm của những tay trộm mộ, Tần đế đã cho thiết kế nhiều cạm bẫy chết người bên trong lăng mộ của chính mình. Khi nghiên cứu, các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng có một vách đá sâu 7 mét được xây dựng bên trong của lăng mộ này, và có rất nhiều cát lún trên vách đá.
Những kẻ trộm mộ khi đột nhập vào đây sẽ bị nhấn chìm bởi cát lún, sau đó sớm chết ngạt khi vùng vẫy trong cát. Phương pháp chống trộm này là sự kết tinh trí tuệ của người dân Trung Quốc xưa. Mặc dù phương pháp này có vẻ đơn giản nhưng nó đã thực sự ngăn chặn những kẻ đột nhập.
Bên cạnh đó, theo không ít giai thoại ly kỳ, mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng được bao bọc bởi một dòng sông thủy ngân và hàng loạt những cái bẫy chết người.
Người ta tin rằng bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có chứa những cỗ máy bắn tên tự động, ngoài ra còn chứa những bẫy không khí là chất thủy ngân cực độc.
Theo cuốn "Sử ký - Tần Thủy Hoàng bản ký", Lăng mộ Tần Vương đặc biệt tuân thủ quy luật "sự tử như sự sinh", cố gắng tái hiện một thế giới như dương thế bên dưới lòng đất.
"Sử ký" có đoạn: "Dùng thủy ngân làm trăm dòng, sông ngòi biển cả, trên lắp thiên văn, dưới bày địa lý, dùng mỡ nhân ngư (tức con báo biển) làm đuốc để cháy mãi không tắt".
Nguồn sử liệu này cho rằng địa cung của Tần Thủy Hoàng (phần cung điện dưới lòng đất, nơi đặt quan tài và đồ tùy táng) chứa hàng tấn thủy ngân, tượng trưng cho sông hồ và biển; đỉnh mộ khảm những viên dạ minh châu như biểu tượng của mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học đã nhận thấy lượng thủy ngân ở đây trong lăng mộ cao gấp 280 lần bình thường. Điều này khá trùng hợp với những ghi chép trong bộ sử ký Tư Mã Thiên về dòng sông thủy ngân bên trong lăng mộ.