Ái Tân Giác La Phổ Nghi (1906-1967) là hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Lên ngôi báu khi mới 2 tuổi, vua Phổ Nghi bị buộc thoái vị năm 1912.Sau khi nhà Thanh sụp đổ và Phổ Nghi rời khỏi Tử Cấm Thành, nhiều tài sản, bảo vật trong hoàng cung thất lạc. Trong số này có một thanh kiếm bằng vàng từng là biểu tượng của vua Phổ Nghi.Về sau, thanh kiếm quý giá này rơi vào tay của một cận vệ trung thành của Phổ Nghi. Con cháu của người cận vệ đã lưu giữ và truyền bảo vật này từ đời này sang đời khác.Sau nhiều năm, thanh kiếm bằng vàng thuộc sở hữu của một lão nông họ Trần - hậu duệ của người cận vệ trên. Vì tò mò giá trị của thanh kiếm nên ông đã đến bảo tàng địa phương để nhờ các chuyên gia thẩm định.Theo đó, các chuyên gia tỉ mỉ kiểm tra thanh kiếm và xác định đó đúng là bảo vật có từ thời nhà Thanh và giá trị khoảng 5 triệu Nhân dân tệ. Do vậy, họ hy vọng ông Trần có thể tặng thanh bảo kiếm quý giá cho đất nước để nó được trưng bày trong bảo tàng, góp phần bảo vệ di tích, di sản.Tuy nhiên, ông Trần làm nông dân, có cuộc sống khá khó khăn nên hy vọng muốn bán thanh kiếm này để kiếm được một khoản tiền trang trải cuộc sống. Do đó, ông từ chối lời đề nghị của các chuyên gia.Ông Trần nói với các chuyên gia rằng muốn bán thanh kiếm sàng sớm càng tốt để có tiền nuôi sống bản thân khi về già. Biết được ý định của ông Trần, nhiều nhà sưu tầm đồ cổ đã tìm đến. Cuối cùng, một người đã bỏ ra 5 triệu tệ để mua thanh kiếm của ông Trần.Khi biết ông Trần đã bán thanh kiếm, các chuyên gia nói rằng, ông chỉ quan tâm đến tiền bạc mà không muốn bảo vệ di tích, di sản của đất nước.Sau khi nghe xong, ông Trần liền nói thanh kiếm đó là bảo vật được gia đình ông truyền từ đời này sang đời khác. Vậy nên, ông có quyền quyết định sẽ làm gì với thanh kiếm và các chuyên gia không có tư cách chỉ trích ông.Phản ứng của ông Trần về số phận của thanh kiếm từng được vua Phổ Nghi sử dụng khiến các chuyên gia không biết phản bác thế nào.Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.
Ái Tân Giác La Phổ Nghi (1906-1967) là hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Lên ngôi báu khi mới 2 tuổi, vua Phổ Nghi bị buộc thoái vị năm 1912.
Sau khi nhà Thanh sụp đổ và Phổ Nghi rời khỏi Tử Cấm Thành, nhiều tài sản, bảo vật trong hoàng cung thất lạc. Trong số này có một thanh kiếm bằng vàng từng là biểu tượng của vua Phổ Nghi.
Về sau, thanh kiếm quý giá này rơi vào tay của một cận vệ trung thành của Phổ Nghi. Con cháu của người cận vệ đã lưu giữ và truyền bảo vật này từ đời này sang đời khác.
Sau nhiều năm, thanh kiếm bằng vàng thuộc sở hữu của một lão nông họ Trần - hậu duệ của người cận vệ trên. Vì tò mò giá trị của thanh kiếm nên ông đã đến bảo tàng địa phương để nhờ các chuyên gia thẩm định.
Theo đó, các chuyên gia tỉ mỉ kiểm tra thanh kiếm và xác định đó đúng là bảo vật có từ thời nhà Thanh và giá trị khoảng 5 triệu Nhân dân tệ. Do vậy, họ hy vọng ông Trần có thể tặng thanh bảo kiếm quý giá cho đất nước để nó được trưng bày trong bảo tàng, góp phần bảo vệ di tích, di sản.
Tuy nhiên, ông Trần làm nông dân, có cuộc sống khá khó khăn nên hy vọng muốn bán thanh kiếm này để kiếm được một khoản tiền trang trải cuộc sống. Do đó, ông từ chối lời đề nghị của các chuyên gia.
Ông Trần nói với các chuyên gia rằng muốn bán thanh kiếm sàng sớm càng tốt để có tiền nuôi sống bản thân khi về già. Biết được ý định của ông Trần, nhiều nhà sưu tầm đồ cổ đã tìm đến. Cuối cùng, một người đã bỏ ra 5 triệu tệ để mua thanh kiếm của ông Trần.
Khi biết ông Trần đã bán thanh kiếm, các chuyên gia nói rằng, ông chỉ quan tâm đến tiền bạc mà không muốn bảo vệ di tích, di sản của đất nước.
Sau khi nghe xong, ông Trần liền nói thanh kiếm đó là bảo vật được gia đình ông truyền từ đời này sang đời khác. Vậy nên, ông có quyền quyết định sẽ làm gì với thanh kiếm và các chuyên gia không có tư cách chỉ trích ông.
Phản ứng của ông Trần về số phận của thanh kiếm từng được vua Phổ Nghi sử dụng khiến các chuyên gia không biết phản bác thế nào.
Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.