Hiện diện trong đời sống văn hóa và tinh thần của một số dân tộc ở Việt Nam cách đây hàng nghìn năm, đàn đá được coi là nhạc cụ cổ xưa bậc nhất nước ta. Việc phát hiện ra loại nhạc cụ độc đáo này là một câu chuyện lịch sử thú vị ít người biết.Theo đó, vào tháng 2/1949, một nhóm thợ làm đường ở khu vực Tây Nguyên đã phát hiện chiếc những phiến đá kỳ lạ tại làng Ndut Lieng Krak, tỉnh Đắk Lắk.Đây là một tập hợp gồm 11 phiến đá lớn gần như còn nguyên vẹn, được đào lên từ lòng đất. Chúng nằm gần nhau theo phương thẳng đứng, mỗi thanh dài từ 65 đến 110cm và có dấu hiệu đục đẽo của con người.“Những phiến đá này đảm nhiệm một chức năng cụ thể và mang một ý nghĩa lịch sử nào đó”, Georges Condiminas, nhà dân tộc học nổi tiếng người Pháp, cho biết.Condiminas khi đó đang sống và làm việc ở một ngôi làng gần nơi nhóm thợ làm đường phát hiện các phiến đá. Sau khi nghe tin tức, ông đã cho mang các hiện vật về Paris để nghiên cứu thêm.Trong quá trình kiểm tra, Condiminas vô tình đập vào một trong những phiến đá và nhận thấy nó phát ra âm thanh trong trẻo. Nhận được thông tin này, nhà nghiên cứu âm nhạc André Schaeffner suy đoán đây là dấu tích của một loại nhạc cụ tiền sử.Khi Schaeffner dùng búa gõ vào từng phiến đá, chúng tạo ra các nốt nhạc từ trầm đến bổng, thuộc về các cung khác nhau. Các nhà khoa học Pháp đi đến kết luận: Những phiến đá này thuộc một bộ đàn đá có từ 3.000-5.000 năm trước.Sau phát hiện lịch sử của người Pháp, các khám phá tương tự về đàn đá thời tiền sử ở Việt Nam diễn ra liên tục trong những thập niên kế tiếp. Địa điểm phát hiện chủ yếu nằm ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hàng trăm thanh đàn đá nằm rải rác ở các tỉnh Đắk Lắk, Khánh Hòa, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Phước, Lâm Đồng và Phú Yên. Trong đó, bộ đàn đá lớn nhất được phát hiện ở tỉnh Lâm Đồng năm 2003.Các phát hiện khảo cổ này cho thấy Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ là những vùng đất có lịch sử văn hóa cổ xưa đặc sắc, và đàn đá là một sản phẩm văn hóa của cư dân thời tiền sử ở nơi đây. (Ảnh trong bài chụp tại Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng).Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Hiện diện trong đời sống văn hóa và tinh thần của một số dân tộc ở Việt Nam cách đây hàng nghìn năm, đàn đá được coi là nhạc cụ cổ xưa bậc nhất nước ta. Việc phát hiện ra loại nhạc cụ độc đáo này là một câu chuyện lịch sử thú vị ít người biết.
Theo đó, vào tháng 2/1949, một nhóm thợ làm đường ở khu vực Tây Nguyên đã phát hiện chiếc những phiến đá kỳ lạ tại làng Ndut Lieng Krak, tỉnh Đắk Lắk.
Đây là một tập hợp gồm 11 phiến đá lớn gần như còn nguyên vẹn, được đào lên từ lòng đất. Chúng nằm gần nhau theo phương thẳng đứng, mỗi thanh dài từ 65 đến 110cm và có dấu hiệu đục đẽo của con người.
“Những phiến đá này đảm nhiệm một chức năng cụ thể và mang một ý nghĩa lịch sử nào đó”, Georges Condiminas, nhà dân tộc học nổi tiếng người Pháp, cho biết.
Condiminas khi đó đang sống và làm việc ở một ngôi làng gần nơi nhóm thợ làm đường phát hiện các phiến đá. Sau khi nghe tin tức, ông đã cho mang các hiện vật về Paris để nghiên cứu thêm.
Trong quá trình kiểm tra, Condiminas vô tình đập vào một trong những phiến đá và nhận thấy nó phát ra âm thanh trong trẻo. Nhận được thông tin này, nhà nghiên cứu âm nhạc André Schaeffner suy đoán đây là dấu tích của một loại nhạc cụ tiền sử.
Khi Schaeffner dùng búa gõ vào từng phiến đá, chúng tạo ra các nốt nhạc từ trầm đến bổng, thuộc về các cung khác nhau. Các nhà khoa học Pháp đi đến kết luận: Những phiến đá này thuộc một bộ đàn đá có từ 3.000-5.000 năm trước.
Sau phát hiện lịch sử của người Pháp, các khám phá tương tự về đàn đá thời tiền sử ở Việt Nam diễn ra liên tục trong những thập niên kế tiếp. Địa điểm phát hiện chủ yếu nằm ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hàng trăm thanh đàn đá nằm rải rác ở các tỉnh Đắk Lắk, Khánh Hòa, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Phước, Lâm Đồng và Phú Yên. Trong đó, bộ đàn đá lớn nhất được phát hiện ở tỉnh Lâm Đồng năm 2003.
Các phát hiện khảo cổ này cho thấy Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ là những vùng đất có lịch sử văn hóa cổ xưa đặc sắc, và đàn đá là một sản phẩm văn hóa của cư dân thời tiền sử ở nơi đây. (Ảnh trong bài chụp tại Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng).
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.