Theo tác giả Nguyễn Chí Trung (Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An), Faifo là tên gọi quen dùng với người Châu Âu và xuất hiện cùng với các cuộc tiếp xúc của họ vào vùng biển Cù Lao Chàm - Hội An xưa.Tên gọi của Hội An này có thể bắt đầu được sử dụng bởi thương nhân Bồ Đào Nha từ nửa đầu thế kỷ 16 và phổ biến vào các thế kỷ 17, 18. Đồng thời cũng xuất hiện nhiều cách gọi gần giống như: Faifo, Haifo, Faicfo, Haiso, Faiso...Có thể khẳng định, để dẫn đến có nhiều chữ/ký tự khác nhau về tên gọi Faifo chắc chắn nó phải được xuất phát từ tên/chữ vốn có từ trước ở đây.Xét theo nghĩa rộng, Faifo là danh xưng của không gian địa lý bao gồm các cửa biển, hải cảng neo đậu tàu lớn và các bến - chợ là vệ tinh trực tiếp của trung tâm phố thị Hội An. Theo nghĩa hẹp thì Faifo chỉ là khu vực mà ngày nay là khu Phố cổ Hội An.Faifo chỉ thực sự trở thành tên gọi của một đơn vị hành chính bắt đầu từ các bản dụ của Vua Thành Thái ngày 20/10/1898, ngày 12/7/1899, và Nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 30/8/1899 cho thành lập thị xã Faifo (Ville de Faifo).Vậy tại sao người phương Tây gọi Hội An là Faifo? Theo từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes in năm 1651 có ghi: “Hoài Phô: Một ngôi làng ở Cochinchine (xứ Đàng Trong), nơi có người Nhật đến sinh sống còn gọi là Faifo”.Trong các văn bản cổ, cái tên Hoài Phô được nhắc đến sớm nhất trong cuốn “Ô Châu Cận Lục” viết vào 1553.Làng Hoài Phô hẳn là một làng cổ của người Việt hình thành bên bờ sông ở Hội An vào cuối thế kỷ 15. Sau đó các thương nhân phương Tây đến giao thương buôn bán, dẫn đến việc ký âm, gọi tên Hoài Phô thành Faifo và các tên gọi tương tự khác.Bước sang thế kỷ 17, Faifo gần như đã trở thành định danh chính thức để nói về phố cảng Hội An, còn cái tên Hoài Phô thì mờ nhạt theo thời gian rồi biến đổi thành Hoài Phố với một ý nghĩa hoàn toàn khác.Cùng lúc này xuất hiện địa danh Hội An, nguyên là tên gọi của làng/xã người Việt. Cái tên Hội An đã từng bước trở thành một danh xưng chính thức và ngày nay là một tên gọi được cả thế giới biết đến...
Mời quý độc giả xem video: Đèn lồng Hội An: Tuyệt tác của phố cổ. Nguồn: VTC1.
Theo tác giả Nguyễn Chí Trung (Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An), Faifo là tên gọi quen dùng với người Châu Âu và xuất hiện cùng với các cuộc tiếp xúc của họ vào vùng biển Cù Lao Chàm - Hội An xưa.
Tên gọi của Hội An này có thể bắt đầu được sử dụng bởi thương nhân Bồ Đào Nha từ nửa đầu thế kỷ 16 và phổ biến vào các thế kỷ 17, 18. Đồng thời cũng xuất hiện nhiều cách gọi gần giống như: Faifo, Haifo, Faicfo, Haiso, Faiso...
Có thể khẳng định, để dẫn đến có nhiều chữ/ký tự khác nhau về tên gọi Faifo chắc chắn nó phải được xuất phát từ tên/chữ vốn có từ trước ở đây.
Xét theo nghĩa rộng, Faifo là danh xưng của không gian địa lý bao gồm các cửa biển, hải cảng neo đậu tàu lớn và các bến - chợ là vệ tinh trực tiếp của trung tâm phố thị Hội An. Theo nghĩa hẹp thì Faifo chỉ là khu vực mà ngày nay là khu Phố cổ Hội An.
Faifo chỉ thực sự trở thành tên gọi của một đơn vị hành chính bắt đầu từ các bản dụ của Vua Thành Thái ngày 20/10/1898, ngày 12/7/1899, và Nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 30/8/1899 cho thành lập thị xã Faifo (Ville de Faifo).
Vậy tại sao người phương Tây gọi Hội An là Faifo? Theo từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes in năm 1651 có ghi: “Hoài Phô: Một ngôi làng ở Cochinchine (xứ Đàng Trong), nơi có người Nhật đến sinh sống còn gọi là Faifo”.
Trong các văn bản cổ, cái tên Hoài Phô được nhắc đến sớm nhất trong cuốn “Ô Châu Cận Lục” viết vào 1553.
Làng Hoài Phô hẳn là một làng cổ của người Việt hình thành bên bờ sông ở Hội An vào cuối thế kỷ 15. Sau đó các thương nhân phương Tây đến giao thương buôn bán, dẫn đến việc ký âm, gọi tên Hoài Phô thành Faifo và các tên gọi tương tự khác.
Bước sang thế kỷ 17, Faifo gần như đã trở thành định danh chính thức để nói về phố cảng Hội An, còn cái tên Hoài Phô thì mờ nhạt theo thời gian rồi biến đổi thành Hoài Phố với một ý nghĩa hoàn toàn khác.
Cùng lúc này xuất hiện địa danh Hội An, nguyên là tên gọi của làng/xã người Việt. Cái tên Hội An đã từng bước trở thành một danh xưng chính thức và ngày nay là một tên gọi được cả thế giới biết đến...
Mời quý độc giả xem video: Đèn lồng Hội An: Tuyệt tác của phố cổ. Nguồn: VTC1.