Mở cửa phục vụ công chúng từ năm 1997, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội) được coi là một trong những điểm tham quan hàng đầu dành cho du khách trong và ngoài nước ở thủ đô Hà Nội.Cơ sở này là nơi nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng bày, trình diễn và những hình thức hoạt động khác để giới thiệu, giáo dục về văn hoá của các dân tộc ở Việt Nam cũng như các nước khác...Toàn bộ khuôn viên Bảo tàng có diện tích lên tới 43.799m², được chia làm ba khu trưng bày chính: Tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời và khu trưng bày Đông Nam Á, với tổng số hiện vật đang trưng bày hoặc bảo quản trong kho là 30.000.Khu vực trung tâm của Bảo tàng là tòa nhà hai tầng có tên gọi Trống đồng, bắt đầu mở cửa phục vụ công chúng từ ngày 13/11/1997. Đây là nơi trưng bày các hiện vật về 54 dân tộc ở Việt Nam.Cách trình bày, bố trí từ hình thức đến nội dung trong tòa nhà Trống đồng mang tính khoa học, logic và giàu thẩm mỹ, giúp du khách dễ dàng nắm bắt được màu sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc trên dải đất hình chữ S.Khu trưng bày ngoài trời, được gọi là Vườn kiến trúc, rộng khoảng 2 ha, xây dựng từ năm 1998 đến 2006, là nơi giới thiệu 10 công trình kiến trúc dân gian của 10 dân tộc ở Việt Nam.Nằm giữa vườn cây xanh, 10 tòa nhà có kiến trúc độc đáo được xây dựng sát với nguyên bản từ ngoại thất đến nội thất, được coi là khu vực đặc sắc nhất Bảo tàng.Khu vực thứ ba của Bảo tàng Dân tộc học là tòa nhà bốn tầng có tên gọi Cánh diều, được khởi công xây dựng tháng 6/2007 và khai trương từ cuối năm 2013. Đây là khu trưng bày về các cư dân ngoài Việt Nam, trước hết là các dân tộc ở Đông Nam Á.Xa hơn thế, các trưng bày ở tòa nhà Cánh diều vươn ra châu Á, châu Đại Dương, châu Phi và Nam Mỹ, nhờ những bộ sưu tập hiện vật quý giá được các cá nhân và tổ chức hiến tặng.Cùng với các trưng bày thường xuyên, Bảo tàng có hàng loạt trưng bày tạm thời, những hoạt động trình diễn văn hóa phi vật thể, các chương trình hoạt động giáo dục trải nghiệm…Tất cả những điều trên đã làm cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được công chúng mến mộ. Theo thống kê, mỗi năm nơi đây đón tiếp khoảng 500.000 lượt khách tới tham quan.Trong nhiều năm TripAdvisor, trang web du lịch nổi tiếng thế giới, đã bình chọn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là Bảo tàng xuất sắc, nằm trong nhóm các bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á.Có thể nói, đây là một trong số ít bảo tàng ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trở thành một điểm sáng trên bản đồ du lịch quốc tế.Mời quý độc giả xem video: Ý nghĩa những phong tục ngày Tết Việt | VTC1.
Mở cửa phục vụ công chúng từ năm 1997, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội) được coi là một trong những điểm tham quan hàng đầu dành cho du khách trong và ngoài nước ở thủ đô Hà Nội.
Cơ sở này là nơi nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng bày, trình diễn và những hình thức hoạt động khác để giới thiệu, giáo dục về văn hoá của các dân tộc ở Việt Nam cũng như các nước khác...
Toàn bộ khuôn viên Bảo tàng có diện tích lên tới 43.799m², được chia làm ba khu trưng bày chính: Tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời và khu trưng bày Đông Nam Á, với tổng số hiện vật đang trưng bày hoặc bảo quản trong kho là 30.000.
Khu vực trung tâm của Bảo tàng là tòa nhà hai tầng có tên gọi Trống đồng, bắt đầu mở cửa phục vụ công chúng từ ngày 13/11/1997. Đây là nơi trưng bày các hiện vật về 54 dân tộc ở Việt Nam.
Cách trình bày, bố trí từ hình thức đến nội dung trong tòa nhà Trống đồng mang tính khoa học, logic và giàu thẩm mỹ, giúp du khách dễ dàng nắm bắt được màu sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc trên dải đất hình chữ S.
Khu trưng bày ngoài trời, được gọi là Vườn kiến trúc, rộng khoảng 2 ha, xây dựng từ năm 1998 đến 2006, là nơi giới thiệu 10 công trình kiến trúc dân gian của 10 dân tộc ở Việt Nam.
Nằm giữa vườn cây xanh, 10 tòa nhà có kiến trúc độc đáo được xây dựng sát với nguyên bản từ ngoại thất đến nội thất, được coi là khu vực đặc sắc nhất Bảo tàng.
Khu vực thứ ba của Bảo tàng Dân tộc học là tòa nhà bốn tầng có tên gọi Cánh diều, được khởi công xây dựng tháng 6/2007 và khai trương từ cuối năm 2013. Đây là khu trưng bày về các cư dân ngoài Việt Nam, trước hết là các dân tộc ở Đông Nam Á.
Xa hơn thế, các trưng bày ở tòa nhà Cánh diều vươn ra châu Á, châu Đại Dương, châu Phi và Nam Mỹ, nhờ những bộ sưu tập hiện vật quý giá được các cá nhân và tổ chức hiến tặng.
Cùng với các trưng bày thường xuyên, Bảo tàng có hàng loạt trưng bày tạm thời, những hoạt động trình diễn văn hóa phi vật thể, các chương trình hoạt động giáo dục trải nghiệm…
Tất cả những điều trên đã làm cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được công chúng mến mộ. Theo thống kê, mỗi năm nơi đây đón tiếp khoảng 500.000 lượt khách tới tham quan.
Trong nhiều năm TripAdvisor, trang web du lịch nổi tiếng thế giới, đã bình chọn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là Bảo tàng xuất sắc, nằm trong nhóm các bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á.
Có thể nói, đây là một trong số ít bảo tàng ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trở thành một điểm sáng trên bản đồ du lịch quốc tế.
Mời quý độc giả xem video: Ý nghĩa những phong tục ngày Tết Việt | VTC1.