Lưu Thiện (207 - 271), tiểu tự A Đẩu, là hoàng đế thứ hai và cũng là cuối cùng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Ông là con trai của Lưu Bị. Sau khi cha mất mất ở thành Bạch Đế vào tháng 6/223, Lưu Thiện lên ngôi hoàng đế ở Thành Đô và nắm quyền trong suốt 41 năm.Đến năm 263, quân Tào Ngụy liên tiếp giành được nhiều thắng lợi trên các chiến trường khi giao chiến với lực lượng Thục Hán và tiến đánh Thành Đô.Biết không thể đánh bại quân địch, Lưu Thiện đã chọn mở cửa đầu hàng thay vì khích lệ binh sĩ chiến đấu đến cùng. Nhờ lựa chọn này, con trai Lưu Bị bảo toàn được mạng sống.Sau đó, vị vua mất nước Lưu Thiện chuyển đến ở Lạc Dương - kinh thành của Tào Ngụy sinh sống và chịu sự giám sát của kẻ địch.Tại đây, Lưu Thiện được phong là An Lạc Công và có cuộc sống an nhiên, thoải mái cho đến khi qua đời năm 271. Trong suốt nhiều năm Lưu Thiên ở dưới mái nhà của Tào Ngụy, người dân Thục Hán không thực hiện các cuộc nổi loạn để phục quốc. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao lại như vậy.Trước sự việc này, một số chuyên gia đã nghiên cứu các sử liệu và được cho là đã tìm ra lý do. Cụ thể, trong một bữa tiệc, Tư Mã Chiêu cố ý sắp xếp cho cung nữ múa điệu của nước Thục cho Lưu Thiện xem.Lúc xem những điệu múa đó, Lưu Thiện không hề bộc lộ sự buồn bã khi nhớ về vương triều đã mất. Thay vào đó, ông rất vui vẻ. Điều này khiến Tư Mã Chiêu tò mò và hỏi Lưu Thiện có nhớ nước Thục không.Trước câu hỏi đó, Lưu Thiện cười và trả lời: "Ở đây tôi vui, không còn nhớ gì đến đất Thục nữa". Câu nói của ông khiến Tư Mã Chiêu và các quan đại thần của Tào Ngụy cho rằng con trai Lưu Bị là kẻ nhu nhược, bất tài. Từ đó, nhà Tào Ngụy không còn nghi ngờ, đề phòng Lưu Thiện như trước.Thế nhưng, các nhà nghiên cứu cho rằng, hành động trên của Lưu Thiện vô cùng thông minh. Ông giả ngu ngốc để đánh lừa kẻ địch, thoát khỏi tình huống nguy hiểm nhằm bảo toàn tính mạng cho bản thân và người dân nước Thục.Nếu Lưu Thiện bộc lộ sự thông minh của mình thì sẽ khiến Tào Ngụy đề phòng, cảnh giác, thậm chí là giết hại thay vì để ông sống sung sướng, bình an ở Lạc Dương suốt 8 năm. Người dân Thục Hán biết được Lưu Thiện bình an, khỏe mạnh nên không hề có ý định tạo phản. Bởi lẽ, họ cũng muốn có cuộc sống tự do, hạnh phúc bên gia đình thay vì rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Lưu Thiện (207 - 271), tiểu tự A Đẩu, là hoàng đế thứ hai và cũng là cuối cùng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Ông là con trai của Lưu Bị. Sau khi cha mất mất ở thành Bạch Đế vào tháng 6/223, Lưu Thiện lên ngôi hoàng đế ở Thành Đô và nắm quyền trong suốt 41 năm.
Đến năm 263, quân Tào Ngụy liên tiếp giành được nhiều thắng lợi trên các chiến trường khi giao chiến với lực lượng Thục Hán và tiến đánh Thành Đô.
Biết không thể đánh bại quân địch, Lưu Thiện đã chọn mở cửa đầu hàng thay vì khích lệ binh sĩ chiến đấu đến cùng. Nhờ lựa chọn này, con trai Lưu Bị bảo toàn được mạng sống.
Sau đó, vị vua mất nước Lưu Thiện chuyển đến ở Lạc Dương - kinh thành của Tào Ngụy sinh sống và chịu sự giám sát của kẻ địch.
Tại đây, Lưu Thiện được phong là An Lạc Công và có cuộc sống an nhiên, thoải mái cho đến khi qua đời năm 271. Trong suốt nhiều năm Lưu Thiên ở dưới mái nhà của Tào Ngụy, người dân Thục Hán không thực hiện các cuộc nổi loạn để phục quốc. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao lại như vậy.
Trước sự việc này, một số chuyên gia đã nghiên cứu các sử liệu và được cho là đã tìm ra lý do. Cụ thể, trong một bữa tiệc, Tư Mã Chiêu cố ý sắp xếp cho cung nữ múa điệu của nước Thục cho Lưu Thiện xem.
Lúc xem những điệu múa đó, Lưu Thiện không hề bộc lộ sự buồn bã khi nhớ về vương triều đã mất. Thay vào đó, ông rất vui vẻ. Điều này khiến Tư Mã Chiêu tò mò và hỏi Lưu Thiện có nhớ nước Thục không.
Trước câu hỏi đó, Lưu Thiện cười và trả lời: "Ở đây tôi vui, không còn nhớ gì đến đất Thục nữa". Câu nói của ông khiến Tư Mã Chiêu và các quan đại thần của Tào Ngụy cho rằng con trai Lưu Bị là kẻ nhu nhược, bất tài. Từ đó, nhà Tào Ngụy không còn nghi ngờ, đề phòng Lưu Thiện như trước.
Thế nhưng, các nhà nghiên cứu cho rằng, hành động trên của Lưu Thiện vô cùng thông minh. Ông giả ngu ngốc để đánh lừa kẻ địch, thoát khỏi tình huống nguy hiểm nhằm bảo toàn tính mạng cho bản thân và người dân nước Thục.
Nếu Lưu Thiện bộc lộ sự thông minh của mình thì sẽ khiến Tào Ngụy đề phòng, cảnh giác, thậm chí là giết hại thay vì để ông sống sung sướng, bình an ở Lạc Dương suốt 8 năm. Người dân Thục Hán biết được Lưu Thiện bình an, khỏe mạnh nên không hề có ý định tạo phản. Bởi lẽ, họ cũng muốn có cuộc sống tự do, hạnh phúc bên gia đình thay vì rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.