Dưới thời Tam quốc, Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền là 3 thế lực lớn và đều khao khát thống nhất thiên hạ. Trong số này, Lưu Bị được nổi lên từ việc dùng 2 bàn tay trắng gây dựng cơ nghiệp nhà Thục Hán. Thế nhưng, con trai ông là Lưu Thiện lại kém xa cha.Dù không xuất thân trong gia đình danh môn quý tộc như Tào Tháo, Tôn Quyền nhưng Lưu Bị được đánh giá là thông minh, có tài nhìn xa trông rộng và biết trọng dụng nhân tài. Vì vậy, Lưu Bị được người đời ngưỡng mộ vì sáng lập nên nhà Thục Hán.Tuy nhiên, Lưu Bị chưa thể hoàn thành tham vọng thống nhất thiên hạ thì qua đời ở thành Bạch Đế năm 223. Trước khi chết, Lưu Bị chuyển giao quyền lực cho con trai là Lưu Thiện (tiểu tự là A Đẩu). Đồng thời, vị quân chủ nhà Thục Hán phó thác cho đại thần là Gia Cát Lượng phò tá con trai.Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng hết mực trung thành và phò tá Lưu Thiện với hy vọng sẽ giúp nhà Thục Hán vững mạnh hơn. Tuy nhiên, một số người cho rằng, Lưu Thiện kém tài, không thông minh xuất chúng như cha nên nhà Thục Hán ngày càng đi xuống. Thậm chí, Lưu Thiện được cho là ngu ngốc nên dù được Gia Cát Lượng và các nhân tài phò tá cũng không để lại dấu ấn lớn nào trong 41 năm nắm quyền.Lưu Thiện có thực sự bất tài, ngu dốt hay không là câu hỏi khiến nhiều người tò mò. Một số chuyên gia cho rằng, Lưu Thiện là một người khôn ngoan. Dù không quá xuất chúng nhưng người con trai này của Lưu Bị cũng khá thông minh. Vì vậy, Lưu Bị mới quyết định nhường ngôi cho Lưu Thiện.Sự không ngoan của Lưu Thiện được thể hiện khá rõ sau khi Lưu Bị và Gia Cát Lượng lần lượt qua đời. Dù mất đi cha và nhân tài xuất chúng nổi danh thiên hạ nhưng Lưu Thiện vẫn sống bình an đến cuối đời.Điều này có được là nhờ Lưu Thiện phần lớn nghe theo chủ ý, sắp xếp của thừa tướng Gia Cát Lượng. Sau khi quân sư lỗi lạc này qua đời năm 234, những nhân tài được Gia Cát Lượng bồi dưỡng thay ông phò tá Lưu Thiện.Nhờ vậy, trong giai đoạn đầu đích thân nắm toàn bộ quyền lực của nhà Thục Hán, Lưu Thiện khá thuận lợi trong việc cai trị đất nước. Tuy nhiên, về sau, Lưu Thiện trọng dụng hoạn quan khiến triều đình ngày càng rối ren khiến nhà Tào Ngụy chớp thời cơ tiêu diệt Thục Hán năm 263.Dù mất nước nhưng Lưu Thiện vẫn giữ được mạng sống nhờ việc giả vờ ngu ngốc, nhu nhược và không có tài cán gì. Theo đó, Tào Ngụy cho rằng, Lưu Thiện đầu hàng Tào Ngụy và sẽ không gây ra bất cứ mối đe dọa nào.Nhờ vậy, Lưu Thiện sống bình an đến già trong bối cảnh gia tộc Tư Mã nắm quyền. Đến năm 64 tuổi, con trai Lưu Bị chết và trở thành một trong số ít hoàng đế mất nước sống thọ nhất.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Dưới thời Tam quốc, Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền là 3 thế lực lớn và đều khao khát thống nhất thiên hạ. Trong số này, Lưu Bị được nổi lên từ việc dùng 2 bàn tay trắng gây dựng cơ nghiệp nhà Thục Hán. Thế nhưng, con trai ông là Lưu Thiện lại kém xa cha.
Dù không xuất thân trong gia đình danh môn quý tộc như Tào Tháo, Tôn Quyền nhưng Lưu Bị được đánh giá là thông minh, có tài nhìn xa trông rộng và biết trọng dụng nhân tài. Vì vậy, Lưu Bị được người đời ngưỡng mộ vì sáng lập nên nhà Thục Hán.
Tuy nhiên, Lưu Bị chưa thể hoàn thành tham vọng thống nhất thiên hạ thì qua đời ở thành Bạch Đế năm 223. Trước khi chết, Lưu Bị chuyển giao quyền lực cho con trai là Lưu Thiện (tiểu tự là A Đẩu). Đồng thời, vị quân chủ nhà Thục Hán phó thác cho đại thần là Gia Cát Lượng phò tá con trai.
Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng hết mực trung thành và phò tá Lưu Thiện với hy vọng sẽ giúp nhà Thục Hán vững mạnh hơn. Tuy nhiên, một số người cho rằng, Lưu Thiện kém tài, không thông minh xuất chúng như cha nên nhà Thục Hán ngày càng đi xuống. Thậm chí, Lưu Thiện được cho là ngu ngốc nên dù được Gia Cát Lượng và các nhân tài phò tá cũng không để lại dấu ấn lớn nào trong 41 năm nắm quyền.
Lưu Thiện có thực sự bất tài, ngu dốt hay không là câu hỏi khiến nhiều người tò mò. Một số chuyên gia cho rằng, Lưu Thiện là một người khôn ngoan. Dù không quá xuất chúng nhưng người con trai này của Lưu Bị cũng khá thông minh. Vì vậy, Lưu Bị mới quyết định nhường ngôi cho Lưu Thiện.
Sự không ngoan của Lưu Thiện được thể hiện khá rõ sau khi Lưu Bị và Gia Cát Lượng lần lượt qua đời. Dù mất đi cha và nhân tài xuất chúng nổi danh thiên hạ nhưng Lưu Thiện vẫn sống bình an đến cuối đời.
Điều này có được là nhờ Lưu Thiện phần lớn nghe theo chủ ý, sắp xếp của thừa tướng Gia Cát Lượng. Sau khi quân sư lỗi lạc này qua đời năm 234, những nhân tài được Gia Cát Lượng bồi dưỡng thay ông phò tá Lưu Thiện.
Nhờ vậy, trong giai đoạn đầu đích thân nắm toàn bộ quyền lực của nhà Thục Hán, Lưu Thiện khá thuận lợi trong việc cai trị đất nước. Tuy nhiên, về sau, Lưu Thiện trọng dụng hoạn quan khiến triều đình ngày càng rối ren khiến nhà Tào Ngụy chớp thời cơ tiêu diệt Thục Hán năm 263.
Dù mất nước nhưng Lưu Thiện vẫn giữ được mạng sống nhờ việc giả vờ ngu ngốc, nhu nhược và không có tài cán gì. Theo đó, Tào Ngụy cho rằng, Lưu Thiện đầu hàng Tào Ngụy và sẽ không gây ra bất cứ mối đe dọa nào.
Nhờ vậy, Lưu Thiện sống bình an đến già trong bối cảnh gia tộc Tư Mã nắm quyền. Đến năm 64 tuổi, con trai Lưu Bị chết và trở thành một trong số ít hoàng đế mất nước sống thọ nhất.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.