Những lời tiên tri dưới đây đã được các nhà khoa học thốt ra, và bằng một cách nào đó, chúng đều trở thành sự thực. Không thuộc về bất kì nhà tiên tri có tiếng nào trên thế giới, các phán đoán này đều dựa trên những thí nghiệm khoa học, phân tích thực nghiệm hoặc bằng cảm giác trực quan. Liệu đó là sự trùng hợp hay thực sự tồn tại một điều thần bí nào đó trong thế giới này? 1. Edgar Allan Poe nói về thảm họa du thuyền "ăn thịt người" Mignonette: Thảm họa du thuyền Mignonette được thế giới nhắc tới như thảm họa "ăn thịt người" nhẫn tâm trong lịch sử các con tàu đắm. Vào năm 1884, du thuyền Mignonette gặp tai nạn bị chìm và chỉ có 4 người may mắn sống sót. Họ lênh đênh trên một chiếc xuồng nhỏ, thiếu lương thực và nước trầm trọng. Sau một tuần kiệt quệ vì đói khát, thuyền trưởng Dudley đã đưa ra một đề nghị bốc thăm trong 4 người để chọn một người hy sinh. Kẻ nào xui xẻo sẽ bị giết và lấy máu cùng thịt để giúp ba người còn lại cầm cự chờ thuyền cứu hộ tới. Cuối cùng, người nhỏ tuổi nhất, cậu bé bồi tàu Richard Parker đã bị 3 người còn lại ăn thịt.Điều khiến người ta rùng mình khi nhớ lại, đó là trước đó 46 năm - năm 1838, ông tổ của nền văn học trinh thám Edgar Allan Poe đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết liên quan tới một vụ đắm tàu. Trùng hợp thay, chỉ có 4 người thoát nạn và họ quyết định "làm thịt" cậu bé phụ việc trên tàu - cũng tên là Richard Parker - để sinh tồn. Khi sự kiện tàu Mignonette xảy ra, ai cũng rợn gáy trước sự giống nhau đáng kinh ngạc giữa vụ này và cuốn tiểu thuyết từ hàng thập kỷ trước.2. Morgan Robertson tiên đoán chính xác thảm họa chìm tàu Titanic năm 1912: Vào năm 1898, nhà văn người Mỹ Morgan Robertson cho ra mắt cuốn tiểu thuyết có tên "Futility, or the wreck of the Titan" (tạm dịch: Sự phù phiếm hay vụ đắm tàu Titan). Cuốn sách kể về hải trình của một con tàu hoa lệ có tên Titan, không may gặp nạn tại vùng biển Bắc Đại Tây Dương do va chạm với tảng băng trôi. Và thật đáng kinh ngạc khi vào 14 năm sau, con tàu RMS Titanic cũng chịu số phận tương tự với những lí do chìm vô cùng trùng hợp.Tesla cho rằng, một người đàn ông ở đất nước này có thể ngồi trong phòng và điều hành nhân viên ở một quốc gia khác. Đó sẽ là một thiết bị với giá cả phải chăng, phổ biến và có thể kết nối thông tin. Người dùng có thể đi bất cứ đâu với thiết bị này bên người. Và bạn biết đấy, những thứ mà Nikola Tesla nhắc tới đích thị là điện thoại thông minh - những thứ mà con người ở thế kỉ 19, 20 không bao giờ tưởng tượng ra.4. Wernher von Braun dự đoán về sứ mệnh khám phá Hỏa tinh của con người: Vào năm 1952, Wernher von Braun - một trong những tên tuổi hàng đầu của công cuộc phát triển kỹ nghệ tên lửa Đức quốc xã và Mỹ - đã cho ra đời cuốn sách có tên “Hỏa tinh”, nói về việc một người có tên Elon đang dẫn dắt nền văn minh trên hành tinh này. Theo đó, tên lửa đã mang con người từ Trái đất đặt chân lên sao Hỏa. Cuốn sách đã gợi mở ra nhiều về tương lai vươn ra vũ trụ của loài người. Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ rằng cuốn "Hỏa tinh" đang ám chỉ một trong những dự án động trời đã bị NASA giấu kín.5. Mark Twain tiên liệu trước về cái chết của mình: Năm 1909, Mark Twain - nhà văn đại tài của Mỹ - đã đưa ra dự đoán về cái chết của mình. Ông sinh năm 1835 - khi sao chổi Halley xuất hiện và khẳng định mình sẽ ra đi vào ngày nó trở lại. Cụ thể, Mark Twain sinh ngày 30.11.1835, 2 tuần sau khi sao chổi Halley bước qua bầu trời nước Mỹ. Năm 1906, trong tác phẩm đăng trên tờ North American Review, Mark Twain viết: "Tôi đến cùng với sao chổi Halley vào năm 1835. Lần tới khi nó trở lại Trái đất, tôi chẳng còn mong muốn nào khác là được cùng Halley ra đi mãi mãi." Quả đúng như Mark Twain tiên đoán, vào ngày 21.4.1909, ông đã qua đời vì một cơn đau tim, đúng một ngày sau khi sao chổi Halley quay lại.6. Nhà toán học người Pháp Abraham de Moivre tính toán chính xác ngày mình qua đời: Vào năm 1754, nhà toán học người Pháp Abraham de Moivre - người cho ra đời công thức Moivre - đã tính toán ngày chết của mình thông qua việc quan sát thời gian ngủ. Trước đó, Moivre cũng tuyên bố rằng con người hoàn toàn có thể biết trước ngày chết của mình bằng cách áp dụng học thuyết và công thức toán học. Khi bước sang tuổi 80, Moivre thấy mình đã ngủ thêm 15 phút mỗi ngày, nhiều hơn vào mỗi đêm. Ông tính rằng khi nào cộng đủ 15 phút thành 24 giờ, ông sẽ qua đời, tức là vào ngày 27.11.1754. Ai cũng cho rằng chuyện sống chết là do trời nên không hề tin vào lời của Moivre, cho đến khi đúng vào ngày kể trên, nhà toán học trút hơi thở cuối cùng.
Những lời tiên tri dưới đây đã được các nhà khoa học thốt ra, và bằng một cách nào đó, chúng đều trở thành sự thực. Không thuộc về bất kì nhà tiên tri có tiếng nào trên thế giới, các phán đoán này đều dựa trên những thí nghiệm khoa học, phân tích thực nghiệm hoặc bằng cảm giác trực quan. Liệu đó là sự trùng hợp hay thực sự tồn tại một điều thần bí nào đó trong thế giới này?
1. Edgar Allan Poe nói về thảm họa du thuyền "ăn thịt người" Mignonette: Thảm họa du thuyền Mignonette được thế giới nhắc tới như thảm họa "ăn thịt người" nhẫn tâm trong lịch sử các con tàu đắm. Vào năm 1884, du thuyền Mignonette gặp tai nạn bị chìm và chỉ có 4 người may mắn sống sót. Họ lênh đênh trên một chiếc xuồng nhỏ, thiếu lương thực và nước trầm trọng. Sau một tuần kiệt quệ vì đói khát, thuyền trưởng Dudley đã đưa ra một đề nghị bốc thăm trong 4 người để chọn một người hy sinh. Kẻ nào xui xẻo sẽ bị giết và lấy máu cùng thịt để giúp ba người còn lại cầm cự chờ thuyền cứu hộ tới. Cuối cùng, người nhỏ tuổi nhất, cậu bé bồi tàu Richard Parker đã bị 3 người còn lại ăn thịt.
Điều khiến người ta rùng mình khi nhớ lại, đó là trước đó 46 năm - năm 1838, ông tổ của nền văn học trinh thám Edgar Allan Poe đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết liên quan tới một vụ đắm tàu. Trùng hợp thay, chỉ có 4 người thoát nạn và họ quyết định "làm thịt" cậu bé phụ việc trên tàu - cũng tên là Richard Parker - để sinh tồn. Khi sự kiện tàu Mignonette xảy ra, ai cũng rợn gáy trước sự giống nhau đáng kinh ngạc giữa vụ này và cuốn tiểu thuyết từ hàng thập kỷ trước.
2. Morgan Robertson tiên đoán chính xác thảm họa chìm tàu Titanic năm 1912: Vào năm 1898, nhà văn người Mỹ Morgan Robertson cho ra mắt cuốn tiểu thuyết có tên "Futility, or the wreck of the Titan" (tạm dịch: Sự phù phiếm hay vụ đắm tàu Titan). Cuốn sách kể về hải trình của một con tàu hoa lệ có tên Titan, không may gặp nạn tại vùng biển Bắc Đại Tây Dương do va chạm với tảng băng trôi. Và thật đáng kinh ngạc khi vào 14 năm sau, con tàu RMS Titanic cũng chịu số phận tương tự với những lí do chìm vô cùng trùng hợp.
Tesla cho rằng, một người đàn ông ở đất nước này có thể ngồi trong phòng và điều hành nhân viên ở một quốc gia khác. Đó sẽ là một thiết bị với giá cả phải chăng, phổ biến và có thể kết nối thông tin. Người dùng có thể đi bất cứ đâu với thiết bị này bên người. Và bạn biết đấy, những thứ mà Nikola Tesla nhắc tới đích thị là điện thoại thông minh - những thứ mà con người ở thế kỉ 19, 20 không bao giờ tưởng tượng ra.
4. Wernher von Braun dự đoán về sứ mệnh khám phá Hỏa tinh của con người: Vào năm 1952, Wernher von Braun - một trong những tên tuổi hàng đầu của công cuộc phát triển kỹ nghệ tên lửa Đức quốc xã và Mỹ - đã cho ra đời cuốn sách có tên “Hỏa tinh”, nói về việc một người có tên Elon đang dẫn dắt nền văn minh trên hành tinh này. Theo đó, tên lửa đã mang con người từ Trái đất đặt chân lên sao Hỏa. Cuốn sách đã gợi mở ra nhiều về tương lai vươn ra vũ trụ của loài người. Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ rằng cuốn "Hỏa tinh" đang ám chỉ một trong những dự án động trời đã bị NASA giấu kín.
5. Mark Twain tiên liệu trước về cái chết của mình: Năm 1909, Mark Twain - nhà văn đại tài của Mỹ - đã đưa ra dự đoán về cái chết của mình. Ông sinh năm 1835 - khi sao chổi Halley xuất hiện và khẳng định mình sẽ ra đi vào ngày nó trở lại. Cụ thể, Mark Twain sinh ngày 30.11.1835, 2 tuần sau khi sao chổi Halley bước qua bầu trời nước Mỹ. Năm 1906, trong tác phẩm đăng trên tờ North American Review, Mark Twain viết: "Tôi đến cùng với sao chổi Halley vào năm 1835. Lần tới khi nó trở lại Trái đất, tôi chẳng còn mong muốn nào khác là được cùng Halley ra đi mãi mãi." Quả đúng như Mark Twain tiên đoán, vào ngày 21.4.1909, ông đã qua đời vì một cơn đau tim, đúng một ngày sau khi sao chổi Halley quay lại.
6. Nhà toán học người Pháp Abraham de Moivre tính toán chính xác ngày mình qua đời: Vào năm 1754, nhà toán học người Pháp Abraham de Moivre - người cho ra đời công thức Moivre - đã tính toán ngày chết của mình thông qua việc quan sát thời gian ngủ. Trước đó, Moivre cũng tuyên bố rằng con người hoàn toàn có thể biết trước ngày chết của mình bằng cách áp dụng học thuyết và công thức toán học. Khi bước sang tuổi 80, Moivre thấy mình đã ngủ thêm 15 phút mỗi ngày, nhiều hơn vào mỗi đêm. Ông tính rằng khi nào cộng đủ 15 phút thành 24 giờ, ông sẽ qua đời, tức là vào ngày 27.11.1754. Ai cũng cho rằng chuyện sống chết là do trời nên không hề tin vào lời của Moivre, cho đến khi đúng vào ngày kể trên, nhà toán học trút hơi thở cuối cùng.