Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Là người túc trí đa mưu, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, ông đã cống hiến tài năng, dốc lòng phò tá Lưu Bị lập ra nhà Thục. Về sau, ông được hoàng đế khai quốc Lưu Bị tin tưởng, trọng dụng và phong làm Thừa tướng.Không những vậy, Khổng Minh còn am hiểu thuật chiêm tinh, xem phong thủy và tiên đoán các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Theo các nhà nghiên cứu, vị Thừa tướng của nhà Thục đã tiên tri chính xác con đường quan lộ của 3 người bạn.Cụ thể, vào những năm đầu Kiến An, Gia Cát Lượng cùng những người bạn gồm: Từ Thứ, Thạch Nghiễm Nguyên, Mạnh Công Uy rời nhà đến Kinh Châu học. Ngay từ khi còn trẻ, Khổng Minh sớm bộc lộ tài năng hơn người.Với khả năng "nhìn thấu" tương lai, Gia Cát Lượng sớm biết 3 người bạn này có thể bước vào con đường quan lộ. Khổng Minh dự đoán: "Xem số làm quan của ba huynh, các huynh chỉ có thể làm tới Thứ sử, Quận thú".Nghe xong, một trong những người bạn hỏi Khổng Minh có số làm quan hay không thì ông chỉ im lặng, mỉm cười. Nhiều năm sau, lời tiên đoán của Gia Cát Lượng đã ứng nghiệm.Trong đó, chức quan cao nhất của Từ Thứ là Ngự sử trung thừa, Mạnh Công Uy là Thứ sử Lương Châu. Sau khi quy hàng Tào Tháo, Thạch Nghiễm Nguyên làm quan lên tới chức Quận thú.Không chỉ tiên đoán tương lai của những người bạn, Khổng Minh còn tiên tri vận mệnh của người con trai trưởng là Gia Cát Chiêm. "Đứa trẻ này cuộc sống về sau vô cùng tầm thường, không thể làm nên đại sự", Gia Cát Lượng viết trong thư gửi cho anh trai là Gia Cát Cẩn.Nhiều người cho rằng Khổng Minh chỉ đang khiêm tốn và có cách dạy con nghiêm khắc. Thế nhưng, thực tế chứng minh lời tiên tri của ông về Gia Cát Chiêm là chính xác. Khi còn nhỏ, Gia Cát Chiêm quả thực thông minh xuất chúng hơn nhiều bạn bè đồng trang lứa nhưng đường quan lộ không nổi bật.Thậm chí, vào mùa thu năm Viêm Hưng thứ nhất (năm 263), Tư Mã Chiêu của Tào Ngụy dẫn quân tấn công nước Thục và có cuộc đối đầu với Gia Cát Chiêm ở Phù Thành và Miên Trúc.Vì Gia Cát Chiêm do dự, thiếu quyết đoán nên quân Ngụy liên tiếp đánh lui quân Thục. Cuối cùng, Gia Cát Chiêm và nhiều tướng sĩ nhà Thục tử trận. Không lâu sau, quân Ngụy tiêu diệt nhà Thục.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Là người túc trí đa mưu, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, ông đã cống hiến tài năng, dốc lòng phò tá Lưu Bị lập ra nhà Thục. Về sau, ông được hoàng đế khai quốc Lưu Bị tin tưởng, trọng dụng và phong làm Thừa tướng.
Không những vậy, Khổng Minh còn am hiểu thuật chiêm tinh, xem phong thủy và tiên đoán các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Theo các nhà nghiên cứu, vị Thừa tướng của nhà Thục đã tiên tri chính xác con đường quan lộ của 3 người bạn.
Cụ thể, vào những năm đầu Kiến An, Gia Cát Lượng cùng những người bạn gồm: Từ Thứ, Thạch Nghiễm Nguyên, Mạnh Công Uy rời nhà đến Kinh Châu học. Ngay từ khi còn trẻ, Khổng Minh sớm bộc lộ tài năng hơn người.
Với khả năng "nhìn thấu" tương lai, Gia Cát Lượng sớm biết 3 người bạn này có thể bước vào con đường quan lộ. Khổng Minh dự đoán: "Xem số làm quan của ba huynh, các huynh chỉ có thể làm tới Thứ sử, Quận thú".
Nghe xong, một trong những người bạn hỏi Khổng Minh có số làm quan hay không thì ông chỉ im lặng, mỉm cười. Nhiều năm sau, lời tiên đoán của Gia Cát Lượng đã ứng nghiệm.
Trong đó, chức quan cao nhất của Từ Thứ là Ngự sử trung thừa, Mạnh Công Uy là Thứ sử Lương Châu. Sau khi quy hàng Tào Tháo, Thạch Nghiễm Nguyên làm quan lên tới chức Quận thú.
Không chỉ tiên đoán tương lai của những người bạn, Khổng Minh còn tiên tri vận mệnh của người con trai trưởng là Gia Cát Chiêm. "Đứa trẻ này cuộc sống về sau vô cùng tầm thường, không thể làm nên đại sự", Gia Cát Lượng viết trong thư gửi cho anh trai là Gia Cát Cẩn.
Nhiều người cho rằng Khổng Minh chỉ đang khiêm tốn và có cách dạy con nghiêm khắc. Thế nhưng, thực tế chứng minh lời tiên tri của ông về Gia Cát Chiêm là chính xác. Khi còn nhỏ, Gia Cát Chiêm quả thực thông minh xuất chúng hơn nhiều bạn bè đồng trang lứa nhưng đường quan lộ không nổi bật.
Thậm chí, vào mùa thu năm Viêm Hưng thứ nhất (năm 263), Tư Mã Chiêu của Tào Ngụy dẫn quân tấn công nước Thục và có cuộc đối đầu với Gia Cát Chiêm ở Phù Thành và Miên Trúc.
Vì Gia Cát Chiêm do dự, thiếu quyết đoán nên quân Ngụy liên tiếp đánh lui quân Thục. Cuối cùng, Gia Cát Chiêm và nhiều tướng sĩ nhà Thục tử trận. Không lâu sau, quân Ngụy tiêu diệt nhà Thục.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.