1. Chùa Đào Xuyên (xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội) tên chữ Thánh Ân Tự, được xây từ thời Lê-Mạc (cuối thế kỷ 16) và vốn là tổ đình lớn thuộc một nhánh dòng thiền Lâm Tế. Chùa là nơi lưu giữ bức tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn cổ nhất Việt Nam.Tượng Quán Thế Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Đào Xuyên làm bằng gỗ mít, ngồi trên bệ sen hình lục giác, chiều cao 1,35 mét không kể bệ, tính cả bệ là 2,31 mét. Nét đặc sắc của tượng là có đến 652 cánh tay, với 42 tay lớn và 610 tay nhỏ.42 cánh tay lớn của tượng mang nhiều dáng điệu khác nhau như cầm linh khí, hoặc bắt quyết, không tay nào giống tay nào. Hai đôi tay chính chắp trước ngực và đặt trong lòng. Phía sau có 610 cánh tay nhỏ xếp thành 5 lớp, xòe rộng tới 155cm và tạo nên một vòng hào quang tỏa sáng.Khuôn mặt tượng đầy đặn cân đối, thể hiện một phụ nữ Việt với khuôn mặt tròn, mắt lim dim nhìn xuống, mũi thon thẳng, má bầu, miệng nhỏ, tai dài đeo hoa, cổ cao nhưng chỉ có một ngấn, tóc buông sau lưng. Đầu tượng đội mũ được trang trí cầu kỳ.2. Tọa lạc ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Bút Tháp là nơi lưu giữ bức tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn được đánh giá là tinh xảo bậc nhất Việt Nam. Bức tượng này do nhà điêu khắc Trương Thọ Nam tạc năm 1656.Tác phẩm được làm bằng gỗ phủ sơn trên tòa sen với tổng chiều cao là 3,7 mét, tạo hình trong tư thế ngồi thiền định với 42 cánh tay lớn và 952 cánh tay nhỏ. Trong các tay lớn, hai tay chắp trước ngực, hai tay để trên đùi, các tay lớn còn lại có tư thế đa dạng với bàn tay trong tư thế ấn quyết.Ở phía sau, hàng trăm cánh tay nhỏ tạo thành nhiều lớp vòng hào quang tỏa ra xung quanh pho tượng. Trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt, tượng trưng cho sự giác ngộ.Theo đánh giá của các chuyên gia, bức tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp là tác phẩm điêu khắc xuất sắc hàng đầu của nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung của Việt Nam thế kỷ 17 còn được lưu giữ đến nay.3. Được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo vật quốc gia - tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn chùa Hội Hạ là một trong những tác phẩm điêu khắc cổ đồ sộ nhất Việt Nam. Hiện vật có niên đại vào thời Lê Trung hưng, vốn là tượng thờ của chùa Hội Hạ (Vĩnh Phúc).Về tổng thể, tác phẩm được tạc bằng gỗ với trọng lượng khoảng 3 tấn, kết cấu chia làm 3 phần: phần tượng, phần đài sen và phần bệ lục giác. Phần tượng tạc Đức Quán Thế Âm trong thế ngồi thiền với nét đặc sắc là có đến 42 đôi tay.Một đôi tay chính chắp trước ngực thế Liên hoa hợp chưởng ấn. Một đôi đặt trong lòng kết ấn Thiền định. Các đôi tay khác tỏa đều sang hai bên với các thế ấn khác nhau và cầm các bảo pháp của Phật giáo. Đây là pho tượng cầm nhiều bảo pháp nhất so với các tượng thiên thủ thiên nhãn cùng dạng.Bệ tượng được chạm khắc với những biểu tượng về vũ trụ quan: Mặt của bệ tượng trưng cho mặt biển, chính giữa bệ đầu qủy nhô lên dang hai tay đỡ đài sen. Hình tượng này gắn liền với truyền thuyết Quan Âm Nam Hải giáo hóa quỷ Ô Ba Na Đà sống dưới biển.
1. Chùa Đào Xuyên (xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội) tên chữ Thánh Ân Tự, được xây từ thời Lê-Mạc (cuối thế kỷ 16) và vốn là tổ đình lớn thuộc một nhánh dòng thiền Lâm Tế. Chùa là nơi lưu giữ bức tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn cổ nhất Việt Nam.
Tượng Quán Thế Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Đào Xuyên làm bằng gỗ mít, ngồi trên bệ sen hình lục giác, chiều cao 1,35 mét không kể bệ, tính cả bệ là 2,31 mét. Nét đặc sắc của tượng là có đến 652 cánh tay, với 42 tay lớn và 610 tay nhỏ.
42 cánh tay lớn của tượng mang nhiều dáng điệu khác nhau như cầm linh khí, hoặc bắt quyết, không tay nào giống tay nào. Hai đôi tay chính chắp trước ngực và đặt trong lòng. Phía sau có 610 cánh tay nhỏ xếp thành 5 lớp, xòe rộng tới 155cm và tạo nên một vòng hào quang tỏa sáng.
Khuôn mặt tượng đầy đặn cân đối, thể hiện một phụ nữ Việt với khuôn mặt tròn, mắt lim dim nhìn xuống, mũi thon thẳng, má bầu, miệng nhỏ, tai dài đeo hoa, cổ cao nhưng chỉ có một ngấn, tóc buông sau lưng. Đầu tượng đội mũ được trang trí cầu kỳ.
2. Tọa lạc ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Bút Tháp là nơi lưu giữ bức tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn được đánh giá là tinh xảo bậc nhất Việt Nam. Bức tượng này do nhà điêu khắc Trương Thọ Nam tạc năm 1656.
Tác phẩm được làm bằng gỗ phủ sơn trên tòa sen với tổng chiều cao là 3,7 mét, tạo hình trong tư thế ngồi thiền định với 42 cánh tay lớn và 952 cánh tay nhỏ. Trong các tay lớn, hai tay chắp trước ngực, hai tay để trên đùi, các tay lớn còn lại có tư thế đa dạng với bàn tay trong tư thế ấn quyết.
Ở phía sau, hàng trăm cánh tay nhỏ tạo thành nhiều lớp vòng hào quang tỏa ra xung quanh pho tượng. Trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt, tượng trưng cho sự giác ngộ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, bức tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp là tác phẩm điêu khắc xuất sắc hàng đầu của nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung của Việt Nam thế kỷ 17 còn được lưu giữ đến nay.
3. Được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo vật quốc gia - tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn chùa Hội Hạ là một trong những tác phẩm điêu khắc cổ đồ sộ nhất Việt Nam. Hiện vật có niên đại vào thời Lê Trung hưng, vốn là tượng thờ của chùa Hội Hạ (Vĩnh Phúc).
Về tổng thể, tác phẩm được tạc bằng gỗ với trọng lượng khoảng 3 tấn, kết cấu chia làm 3 phần: phần tượng, phần đài sen và phần bệ lục giác. Phần tượng tạc Đức Quán Thế Âm trong thế ngồi thiền với nét đặc sắc là có đến 42 đôi tay.
Một đôi tay chính chắp trước ngực thế Liên hoa hợp chưởng ấn. Một đôi đặt trong lòng kết ấn Thiền định. Các đôi tay khác tỏa đều sang hai bên với các thế ấn khác nhau và cầm các bảo pháp của Phật giáo. Đây là pho tượng cầm nhiều bảo pháp nhất so với các tượng thiên thủ thiên nhãn cùng dạng.
Bệ tượng được chạm khắc với những biểu tượng về vũ trụ quan: Mặt của bệ tượng trưng cho mặt biển, chính giữa bệ đầu qủy nhô lên dang hai tay đỡ đài sen. Hình tượng này gắn liền với truyền thuyết Quan Âm Nam Hải giáo hóa quỷ Ô Ba Na Đà sống dưới biển.