Trong cuộc kiểm tra hang động cổ xưa có tên Umm Jirsan ở Ả Rập Xê Út (Tây Á), các nhà khảo cổ phát hiện hàng trăm nghìn bộ xương của ít nhất 14 loại động vật có niên đại khoảng 7.000 tuổi khác nhau như ngựa, lạc đà, động vật gặm nhấm... Nhóm nghiên cứu cũng tìm được một số hài cốt của con người.Việc tìm thấy số lượng xương động vật và người lớn như vậy trong hang động Umm Jirsan có niên đại gần khiến giới chuyên gia tò mò vì sao xảy ra điều này.Sau một thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia suy đoán, linh cẩu sọc (Hyaena hyaena), cáo, sói... đã tha xác nhiều con mồi vào bên trong hang Umm Jirsan để ăn thịt dần hoặc mang về cho đàn con ăn. Theo thời gian, số xương động vật trong hang động ngày càng nhiều.Tuy nhiên, hiện các nhà khảo cổ chưa tìm ra câu trả lời vì sao những bộ hài cốt con người cũng xuất hiện bên trong hang động Umm Jirsan. Theo đó, giới chuyên gia nỗ lực tìm kiếm các manh mối giúp giải mã bí ẩn tại nơi đây.Sau nhiều năm tiến hành cuộc khai quật tại hang động Leang Panninge trên đảo Sulawesi của Indonesia kể từ năm 2015, các chuyên gia có khám phá bất ngờ về bộ hài cốt của một thiếu niên với biệt danh Bessé.Theo các chuyên gia, đây là lần đầu tiên phát hiện ADN nguyên vẹn của người sống cách đây 7.200 năm. Họ cho hay khoảng 1/2 cấu tạo gen của Bessé tương tự người Australia bản địa ngày nay, người từ New Guinea và các đảo Tây Thái Bình Dương.Không những vậy, ADN của Bessé cũng cho thấy mối liên hệ cổ xưa với Đông Á. Đặc biệt, các chuyên gia phát hiện đây là bộ xương đầu tiên được biết đến thuộc nền văn hóa Toalean - nhóm người săn bắn hái lượm sống ở Nam Sulawesi từ 1.500 - 8.000 năm trước.Năm 2015, các nhà khoa học phát hiện hài cốt của một phụ nữ khoảng 5.400 tuổi được gắn vào điểm rất cao trên vách hang động Marcel Loubens ở San Lazzaro di Savena, Bologna, Italy.Nhóm chuyên gia phải sử dụng một hệ thống nhân tạo dài 12m để trèo lên chỗ gần hộp sọ rồi dùng sào dài tìm cách khai quật bộ hài cốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là thi hài của cô gái qua đời khi khoảng 24 - 35 tuổi.Các chuyên gia phát hiện một số tổn thương ở mặt ngoài của bộ hài cốt cho thấy đã có sự loại bỏ các mô mềm khỏi hộp sọ sau khi chết, có thể là một phần của nghi lễ an táng phức tạp. Thi hài cô gái này bị cuốn trôi khỏi nơi chôn cất ban đầu rồi mắc kẹt vào vách hang độngtrong suốt nhiều thế kỷ.Mời độc giả xem video: Phát hiện hang động muối dài nhất thế giới. Nguồn: THDT.
Trong cuộc kiểm tra hang động cổ xưa có tên Umm Jirsan ở Ả Rập Xê Út (Tây Á), các nhà khảo cổ phát hiện hàng trăm nghìn bộ xương của ít nhất 14 loại động vật có niên đại khoảng 7.000 tuổi khác nhau như ngựa, lạc đà, động vật gặm nhấm... Nhóm nghiên cứu cũng tìm được một số hài cốt của con người.
Việc tìm thấy số lượng xương động vật và người lớn như vậy trong hang động Umm Jirsan có niên đại gần khiến giới chuyên gia tò mò vì sao xảy ra điều này.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia suy đoán, linh cẩu sọc (Hyaena hyaena), cáo, sói... đã tha xác nhiều con mồi vào bên trong hang Umm Jirsan để ăn thịt dần hoặc mang về cho đàn con ăn. Theo thời gian, số xương động vật trong hang động ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, hiện các nhà khảo cổ chưa tìm ra câu trả lời vì sao những bộ hài cốt con người cũng xuất hiện bên trong hang động Umm Jirsan. Theo đó, giới chuyên gia nỗ lực tìm kiếm các manh mối giúp giải mã bí ẩn tại nơi đây.
Sau nhiều năm tiến hành cuộc khai quật tại hang động Leang Panninge trên đảo Sulawesi của Indonesia kể từ năm 2015, các chuyên gia có khám phá bất ngờ về bộ hài cốt của một thiếu niên với biệt danh Bessé.
Theo các chuyên gia, đây là lần đầu tiên phát hiện ADN nguyên vẹn của người sống cách đây 7.200 năm. Họ cho hay khoảng 1/2 cấu tạo gen của Bessé tương tự người Australia bản địa ngày nay, người từ New Guinea và các đảo Tây Thái Bình Dương.
Không những vậy, ADN của Bessé cũng cho thấy mối liên hệ cổ xưa với Đông Á. Đặc biệt, các chuyên gia phát hiện đây là bộ xương đầu tiên được biết đến thuộc nền văn hóa Toalean - nhóm người săn bắn hái lượm sống ở Nam Sulawesi từ 1.500 - 8.000 năm trước.
Năm 2015, các nhà khoa học phát hiện hài cốt của một phụ nữ khoảng 5.400 tuổi được gắn vào điểm rất cao trên vách hang động Marcel Loubens ở San Lazzaro di Savena, Bologna, Italy.
Nhóm chuyên gia phải sử dụng một hệ thống nhân tạo dài 12m để trèo lên chỗ gần hộp sọ rồi dùng sào dài tìm cách khai quật bộ hài cốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là thi hài của cô gái qua đời khi khoảng 24 - 35 tuổi.
Các chuyên gia phát hiện một số tổn thương ở mặt ngoài của bộ hài cốt cho thấy đã có sự loại bỏ các mô mềm khỏi hộp sọ sau khi chết, có thể là một phần của nghi lễ an táng phức tạp. Thi hài cô gái này bị cuốn trôi khỏi nơi chôn cất ban đầu rồi mắc kẹt vào vách hang độngtrong suốt nhiều thế kỷ.
Mời độc giả xem video: Phát hiện hang động muối dài nhất thế giới. Nguồn: THDT.