1. Nằm trong khu thắng cảnh Hòn Chông (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), chùa Hang Hòn Chông là ngôi cổ tự nổi tiếng ở địa đầu phương Nam của đất nước. Chùa cổ có tên chữ Hải Sơn Tự, nằm ở chân núi đá Hải Sơn, sát biển Bãi Dương với bãi cát mịn trải dài.Tên gọi chùa Hang bắt nguồn từ việc chính điện của chùa nằm gọn trong hang động ăn vào lòng núi. Đây là một động đá vôi có hai cửa chạy theo trục Đông Bắc –Tây Nam, chiều dài hơn 50 mét.Hang động này được tạo thành từ núi đá vôi bị nước biển xâm thực trong hàng vạn năm. Căn cứ vào lượng vỏ sò hến thu được, người ta phỏng đoán vào thời xa xưa núi Hải Sơn từng nằm dưới mực nước biển. Sau này, vỏ sò ốc được dùng làm vật liệu xây dựng một số công trình của chùa Hang.Từ chính điện của chùa đi về phía cổng sau, du khách sẽ bất ngờ khi một khoảng không gian khoáng đạt hiện ra với khung cảnh Bãi Dương thơ mộng cùng các núi đá kỳ vĩ nhấp nhô trên mặt biển.2. Tọa lạc ở cạnh vùng biển Cổ Thạch, thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, chùa Cổ Thạch (còn gọi chùa Đá Cổ, hay chùa Hang Bình Thuận) được khai sơn năm 1813 là một điểm hành hương và tham quan nổi tiếng của khu vực Nam Trung Bộ.Quần thể kiến trúc của chùa gồm nhiều am, điện, cốc liên hoàn với nhau trên khu đồi đá tự nhiên rộng lớn. Chính điện của chùa nằm trên một khu đất rộng bằng phẳng, dựa lưng vào các phiến đá lớn. Nhiều điện, am thờ được xây giữa những tảng đá to, hoặc trong các hang đá tự nhiên.Trong khuôn viên chùa có một đỉnh núi gọi là đỉnh Linh Thứu, dựa theo tên gọi một đỉnh núi thiêng trong điển tích Phật giáo. Từ đỉnh Linh Thứu có thể quan sát cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục của vùng biển Cổ Thạch.Sau khi viếng chùa, du khách có thể dạo chơi trên bãi biển Cổ Thạch, một bãi biển còn khá hoang sơ, có nhiều bãi đá hình thù lạ mắt.3. Được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông (1599 - 1619), chùa Hang Lý Sơn(tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, nghĩa là Chùa đá trời sinh) ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có địa thế độc đáo khi nằm trong một hang đá của núi Thới Lới - một núi lửa cổ xưa trong khu vực.Chùa được làm hai phần chính là sân chùa và chính điện, trong đó sân chùa được hang che phủ một phần, còn chính điện nằm hoàn toàn trong hang.Khu vực chính điện của chùa Hang Lý Sơn có diện tích gần 500m2, trần hang cao trung bình 3m. Trong hang có bàn thờ các Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở trung tâm. Ngoài ra còn các bàn thờ tổ Đạt Ma, bàn thờ 12 Diêm Vương, bàn thờ các sư trụ trì và tiền hiền làng An Hải.Bãi biển trước chùa là địa điểm lý tưởng để cảm nhận khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ đặc trưng của đảo Lý Sơn với những ghềnh đá nham thạch nhấp nhô trên mặt nước biển trong vắt và các vách đá dựng đứng của núi Thới Lới.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Nằm trong khu thắng cảnh Hòn Chông (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), chùa Hang Hòn Chông là ngôi cổ tự nổi tiếng ở địa đầu phương Nam của đất nước. Chùa cổ có tên chữ Hải Sơn Tự, nằm ở chân núi đá Hải Sơn, sát biển Bãi Dương với bãi cát mịn trải dài.
Tên gọi chùa Hang bắt nguồn từ việc chính điện của chùa nằm gọn trong hang động ăn vào lòng núi. Đây là một động đá vôi có hai cửa chạy theo trục Đông Bắc –Tây Nam, chiều dài hơn 50 mét.
Hang động này được tạo thành từ núi đá vôi bị nước biển xâm thực trong hàng vạn năm. Căn cứ vào lượng vỏ sò hến thu được, người ta phỏng đoán vào thời xa xưa núi Hải Sơn từng nằm dưới mực nước biển. Sau này, vỏ sò ốc được dùng làm vật liệu xây dựng một số công trình của chùa Hang.
Từ chính điện của chùa đi về phía cổng sau, du khách sẽ bất ngờ khi một khoảng không gian khoáng đạt hiện ra với khung cảnh Bãi Dương thơ mộng cùng các núi đá kỳ vĩ nhấp nhô trên mặt biển.
2. Tọa lạc ở cạnh vùng biển Cổ Thạch, thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, chùa Cổ Thạch (còn gọi chùa Đá Cổ, hay chùa Hang Bình Thuận) được khai sơn năm 1813 là một điểm hành hương và tham quan nổi tiếng của khu vực Nam Trung Bộ.
Quần thể kiến trúc của chùa gồm nhiều am, điện, cốc liên hoàn với nhau trên khu đồi đá tự nhiên rộng lớn. Chính điện của chùa nằm trên một khu đất rộng bằng phẳng, dựa lưng vào các phiến đá lớn. Nhiều điện, am thờ được xây giữa những tảng đá to, hoặc trong các hang đá tự nhiên.
Trong khuôn viên chùa có một đỉnh núi gọi là đỉnh Linh Thứu, dựa theo tên gọi một đỉnh núi thiêng trong điển tích Phật giáo. Từ đỉnh Linh Thứu có thể quan sát cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục của vùng biển Cổ Thạch.
Sau khi viếng chùa, du khách có thể dạo chơi trên bãi biển Cổ Thạch, một bãi biển còn khá hoang sơ, có nhiều bãi đá hình thù lạ mắt.
3. Được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông (1599 - 1619), chùa Hang Lý Sơn(tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, nghĩa là Chùa đá trời sinh) ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có địa thế độc đáo khi nằm trong một hang đá của núi Thới Lới - một núi lửa cổ xưa trong khu vực.
Chùa được làm hai phần chính là sân chùa và chính điện, trong đó sân chùa được hang che phủ một phần, còn chính điện nằm hoàn toàn trong hang.
Khu vực chính điện của chùa Hang Lý Sơn có diện tích gần 500m2, trần hang cao trung bình 3m. Trong hang có bàn thờ các Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở trung tâm. Ngoài ra còn các bàn thờ tổ Đạt Ma, bàn thờ 12 Diêm Vương, bàn thờ các sư trụ trì và tiền hiền làng An Hải.
Bãi biển trước chùa là địa điểm lý tưởng để cảm nhận khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ đặc trưng của đảo Lý Sơn với những ghềnh đá nham thạch nhấp nhô trên mặt nước biển trong vắt và các vách đá dựng đứng của núi Thới Lới.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.