Càn Lăng là công trình kiến trúc thời nhà Đường, vốn là nơi an táng của hầu hết các thành viên trong hoàng tộc của triều đại này. Trong số những người được an táng tại Càn Lăng ở huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây, gần thành phố Tây An, tức kinh đô Trường An xưa có Đường Cao Tông Lý Trị và vợ của ông - Võ Tắc Thiên.Võ Tắc Thiên được biết đến là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà nắm quyền lực đế vương từ năm 690 cho đến khi băng hà năm 705. Sau đó, bà được hợp táng cùng Đường Cao Tông tại Càn Lăng.Lăng mộ của vợ chồng Võ Tắc Thiên trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ. Trong suốt nhiều thập kỷ sau đó, Càn Lăng nhiều lần bị trộm mộ "viếng thăm" để đánh cắp của cải, châu báu nhưng đều tay trắng trở ra.Vào năm 2012, Cục Di sản Văn hóa Thiểm Tây ra tuyên bố sẽ không có cuộc khai quật nào trong ít nhất 50 năm. Điều này có nghĩa mộ phần của Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên chưa được khai quật.Điều này khiến công chúng cũng như giới chuyên gia vô cùng tò mò bên trong Càn Lăng cất giấu những bí mật nào.Trong số này, dư luận thắc mắc liệu thi hài Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên liệu có còn nguyên vẹn theo thời gian? Họ được tùy táng cùng những châu báu giá trị nào?Tiếp đến, các nhà nghiên cứu cố gắng giải mã lý do vì sao những kẻ trộm mộ không thể đột nhập vào Càn Lăng, đánh cắp châu báu. Sau một thời gian nghiên cứu, họ phát hiện bức tường ở Càn Lăng được người xưa ghép từ những khối gạch đá rắn chắc, to lớn.Những khe hở giữa các tảng đá được lấp kín bằng thiếc. Kết cấu này khiến công trình liên kết chặt chẽ, khó bị phá vỡ.Càn Lăng lại nằm ở giữa sườn núi khiến ngọn núi đóng vai trò như "áo giáp bảo hộ" giúp bảo vệ lăng mộ. Nhờ nhiều tầng bảo vệ giúp che giấu lối vào thực sự của Càn Lăng nên những kẻ trộm mộ không thể đột nhập vào bên trong.Ngày nay, giới chuyên gia khảo cổ chưa tìm được cách vào Càn Lăng mà không làm hư hại công trình này. Vậy nên, nơi chôn cất vợ chồng Võ Tắc Thiên chưa được khai quật.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Càn Lăng là công trình kiến trúc thời nhà Đường, vốn là nơi an táng của hầu hết các thành viên trong hoàng tộc của triều đại này. Trong số những người được an táng tại Càn Lăng ở huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây, gần thành phố Tây An, tức kinh đô Trường An xưa có Đường Cao Tông Lý Trị và vợ của ông - Võ Tắc Thiên.
Võ Tắc Thiên được biết đến là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà nắm quyền lực đế vương từ năm 690 cho đến khi băng hà năm 705. Sau đó, bà được hợp táng cùng Đường Cao Tông tại Càn Lăng.
Lăng mộ của vợ chồng Võ Tắc Thiên trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ. Trong suốt nhiều thập kỷ sau đó, Càn Lăng nhiều lần bị trộm mộ "viếng thăm" để đánh cắp của cải, châu báu nhưng đều tay trắng trở ra.
Vào năm 2012, Cục Di sản Văn hóa Thiểm Tây ra tuyên bố sẽ không có cuộc khai quật nào trong ít nhất 50 năm. Điều này có nghĩa mộ phần của Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên chưa được khai quật.
Điều này khiến công chúng cũng như giới chuyên gia vô cùng tò mò bên trong Càn Lăng cất giấu những bí mật nào.
Trong số này, dư luận thắc mắc liệu thi hài Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên liệu có còn nguyên vẹn theo thời gian? Họ được tùy táng cùng những châu báu giá trị nào?
Tiếp đến, các nhà nghiên cứu cố gắng giải mã lý do vì sao những kẻ trộm mộ không thể đột nhập vào Càn Lăng, đánh cắp châu báu. Sau một thời gian nghiên cứu, họ phát hiện bức tường ở Càn Lăng được người xưa ghép từ những khối gạch đá rắn chắc, to lớn.
Những khe hở giữa các tảng đá được lấp kín bằng thiếc. Kết cấu này khiến công trình liên kết chặt chẽ, khó bị phá vỡ.
Càn Lăng lại nằm ở giữa sườn núi khiến ngọn núi đóng vai trò như "áo giáp bảo hộ" giúp bảo vệ lăng mộ. Nhờ nhiều tầng bảo vệ giúp che giấu lối vào thực sự của Càn Lăng nên những kẻ trộm mộ không thể đột nhập vào bên trong.
Ngày nay, giới chuyên gia khảo cổ chưa tìm được cách vào Càn Lăng mà không làm hư hại công trình này. Vậy nên, nơi chôn cất vợ chồng Võ Tắc Thiên chưa được khai quật.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.