Bê bối thực phẩm ở trường học là một vấn đề gây nhức nhối dư luận ở Nhật Bản. Bởi lẽ, trong thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra một số vụ bê bối thực phẩm khiến hàng trăm học sinh Nhật phải nhập viện điều trị.Vào tháng 2/2017, hơn 800 học sinh và giáo viên tại 7 trường tiểu học ở Tachikawa, ngoại ô Thủ đô Tokyo, Nhật Bản, bị nghi ngộ độc thực phẩm. Trong số đó, 5 trường hợp phải vào bệnh viện điều trị.Những học sinh và giáo viên này bị đau bụng và nôn sau khi ăn cùng thực đơn bữa trưa do một cơ sở nấu ăn được thành phố Tachikawa hỗ trợ, cung cấp.Sau khi xảy ra vụ việc trên, các em học sinh và giáo viên được nghề nghị tự mang cơm hộp ăn trưa trong 5 ngày trong lúc chờ kết quả điều tra.Bởi lẽ, Trung tâm sức khỏe cộng đồng Tama Tachikawa đã tiến hành điều tra cơ sở nấu ăn cho các trường và yêu cầu đình chỉ các bữa ăn do cơ sở này cung cấp cho đến khi có kết quả điều tra.Vào ngày 24/1/2014, 415 học sinh thuộc 10 trường trung học cơ sở khác nhau ở Hiroshima, miền Tây Nhật Bản phải nhập viện sau khi các em có các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt, đau bụng và tiêu chảy.Các em học sinh có những triệu chứng trên sau khi sử dụng suất ăn trưa của một cơ sở chế biến đồ ăn nhanh trong thành phố.Sau khi nhập viện điều trị, các bác sĩ xác định các em học sinh trung học trên bị ngộ độc thực phẩm. Trước vụ việc này, giới chức trách địa phương cùng Sở giáo dục Hiroshima làm thủ tục khiếu nại cơ sở cung cấp thức ăn cho 10 ngôi trường trung học cơ sở trên.Trước đó, ngày 17/1/2014, một vụ bê bối thực phẩm khác khiến dư luận vô cùng quan tâm xảy ra ở 20 trường học và trường mẫu giáo tại thành phố Hamamatsu, Nhật Bản. Khi ấy, hơn 1.000 học sinh phải nghỉ học do có các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như nôn mửa, tiêu chảy.Kết quả kiểm tra tại bệnh viện cho thấy những em học sinh này có phản ứng dương tính với norovirus - loại siêu virus gây ra các bệnh về đường ruột hay còn gọi là “cúm dạ dày”.
Bê bối thực phẩm ở trường học là một vấn đề gây nhức nhối dư luận ở Nhật Bản. Bởi lẽ, trong thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra một số vụ bê bối thực phẩm khiến hàng trăm học sinh Nhật phải nhập viện điều trị.
Vào tháng 2/2017, hơn 800 học sinh và giáo viên tại 7 trường tiểu học ở Tachikawa, ngoại ô Thủ đô Tokyo, Nhật Bản, bị nghi ngộ độc thực phẩm. Trong số đó, 5 trường hợp phải vào bệnh viện điều trị.
Những học sinh và giáo viên này bị đau bụng và nôn sau khi ăn cùng thực đơn bữa trưa do một cơ sở nấu ăn được thành phố Tachikawa hỗ trợ, cung cấp.
Sau khi xảy ra vụ việc trên, các em học sinh và giáo viên được nghề nghị tự mang cơm hộp ăn trưa trong 5 ngày trong lúc chờ kết quả điều tra.
Bởi lẽ, Trung tâm sức khỏe cộng đồng Tama Tachikawa đã tiến hành điều tra cơ sở nấu ăn cho các trường và yêu cầu đình chỉ các bữa ăn do cơ sở này cung cấp cho đến khi có kết quả điều tra.
Vào ngày 24/1/2014, 415 học sinh thuộc 10 trường trung học cơ sở khác nhau ở Hiroshima, miền Tây Nhật Bản phải nhập viện sau khi các em có các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt, đau bụng và tiêu chảy.
Các em học sinh có những triệu chứng trên sau khi sử dụng suất ăn trưa của một cơ sở chế biến đồ ăn nhanh trong thành phố.
Sau khi nhập viện điều trị, các bác sĩ xác định các em học sinh trung học trên bị ngộ độc thực phẩm. Trước vụ việc này, giới chức trách địa phương cùng Sở giáo dục Hiroshima làm thủ tục khiếu nại cơ sở cung cấp thức ăn cho 10 ngôi trường trung học cơ sở trên.
Trước đó, ngày 17/1/2014, một vụ bê bối thực phẩm khác khiến dư luận vô cùng quan tâm xảy ra ở 20 trường học và trường mẫu giáo tại thành phố Hamamatsu, Nhật Bản. Khi ấy, hơn 1.000 học sinh phải nghỉ học do có các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như nôn mửa, tiêu chảy.
Kết quả kiểm tra tại bệnh viện cho thấy những em học sinh này có phản ứng dương tính với norovirus - loại siêu virus gây ra các bệnh về đường ruột hay còn gọi là “cúm dạ dày”.