1. Được phát hiện vào năm 1962 tại xã Hương Giang, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, Bảo vật quốc gia - Ấn đồng “ Môn Hạ Sảnh ấn” là chiếc ấn hiếm hoi có nội dung rõ ràng, niên đại cụ thể liên quan đến lịch sử hành chính trung ương thời Trần.Chiếc ấn cổ này được đúc vào thời Trần, niên hiệu Long Khánh thứ 5 (1377), cuối triều vua Trần Duệ Tông (1372-1377). Ấn có chiều cao 8,5 cm, dài 7 cm, rộng 7 cm. Mặt ấn có hình vuông, đế tạc ba cấp, núm hình bia đá.Cạnh phải lưng ấn khắc chữ “Môn Hạ Sảnh ấn” (ấn của Sảnh Môn Hạ), cạnh trái khắc ngày tạo tác. Mặt ấn đúc bốn chữ “Môn Hạ Sảnh ấn” theo kiểu chữ triện. Ấn được dùng để đóng lên những văn bản hành chính quan trọng của nhà Trần từ kể từ đời vua Trần Phế Đế (1377-1388) trở về sau.Sảnh Môn Hạ là một cơ quan hành chính trung ương thời Trần, được lập năm 1325, có nhiệm vụ giữ bảo ấn, giấy tờ, truyền lệnh của vua tới các quan, nhận lời tấu lên vua và lo các công việc lễ nghi trong cung.2. Bảo vật quốc gia – Thống gốm hoa nâu thời Trần là một hiện vật lịch sử đặc biệt minh chứng cho thời kỳ vàng son của nền mỹ thuật Việt thời Trần. Hiện vật có từ thế kỷ 13, 14, được phát hiện khi đào giếng tại khu đền Trần, thành phố Nam Định vào năm 1972.Thống có đường kính miệng 35 cm, đường kính đáy 34 cm, cao 57 cm, dáng tròn mập, hình khối chắc khỏe mang đặc trưng thời Trần. Bề mặt chiếc thống được tráng men hoa nâu, loại men chủ đạo của dòng gốm bản địa Việt trong hai triều đại Lý – Trần.Miệng thống rộng, vai ngang chạm nổi băng cánh sen hai lớp cánh. Thân thống thuôn dần xuống đáy, chia thành 8 múi nổi. Trong mỗi múi khắc, tô nâu hình bình hoa sen trên nền men trắng ngà. Hoa sen được mô tả cách điệu theo chiều cắt dọc, các cặp cánh đối xứng.Các nhà nghiên cứu đánh giá, chiếc thống này thể hiện kỹ thuật chế tác đỉnh cao của nghệ nhân gốm đương thời, là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, hoàn hảo nhất trong những hiện vật đồ gốm hoa nâu thời Trần từng được phát hiện3. Được tìm thấy năm 1958 tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng, Bảo vật quốc gia - Chuông Vân Bản được đúc vào thời Trần (thế kỷ 13), là một trong ba quả chuông cổ nhất Việt Nam được biết đến cho tới nay.Quả chuông cổ này có kích thước to lớn, cao 125 cm, đường kính miệng 80 cm. Thân chuông có nhiều đường gân ngang dọc tạo thành 8 ô, 4 ô trên hình thang đứng, 4 ô dưới hình chữ nhật.Chuông có 6 núm gõ, xung quanh mỗi núm có 16 núm tròn nhỏ tạo thành hình bông cúc. Phần vành miệng trang trí 52 cánh sen.Quai chuông trang trí hai con rồng đấu lưng vào nhau mang nhiều đặc trưng của mỹ thuật thời Trần. Chuông từng nằm dưới biển hàng thế kỷ nhưng không hề bị nước mặn ăn mòn, làm hư hại. Có người lý giải rằng, chuông bền như vậy vì được đúc với một tỷ lệ vàng rất cao...Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.
1. Được phát hiện vào năm 1962 tại xã Hương Giang, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, Bảo vật quốc gia - Ấn đồng “ Môn Hạ Sảnh ấn” là chiếc ấn hiếm hoi có nội dung rõ ràng, niên đại cụ thể liên quan đến lịch sử hành chính trung ương thời Trần.
Chiếc ấn cổ này được đúc vào thời Trần, niên hiệu Long Khánh thứ 5 (1377), cuối triều vua Trần Duệ Tông (1372-1377). Ấn có chiều cao 8,5 cm, dài 7 cm, rộng 7 cm. Mặt ấn có hình vuông, đế tạc ba cấp, núm hình bia đá.
Cạnh phải lưng ấn khắc chữ “Môn Hạ Sảnh ấn” (ấn của Sảnh Môn Hạ), cạnh trái khắc ngày tạo tác. Mặt ấn đúc bốn chữ “Môn Hạ Sảnh ấn” theo kiểu chữ triện. Ấn được dùng để đóng lên những văn bản hành chính quan trọng của nhà Trần từ kể từ đời vua Trần Phế Đế (1377-1388) trở về sau.
Sảnh Môn Hạ là một cơ quan hành chính trung ương thời Trần, được lập năm 1325, có nhiệm vụ giữ bảo ấn, giấy tờ, truyền lệnh của vua tới các quan, nhận lời tấu lên vua và lo các công việc lễ nghi trong cung.
2. Bảo vật quốc gia – Thống gốm hoa nâu thời Trần là một hiện vật lịch sử đặc biệt minh chứng cho thời kỳ vàng son của nền mỹ thuật Việt thời Trần. Hiện vật có từ thế kỷ 13, 14, được phát hiện khi đào giếng tại khu đền Trần, thành phố Nam Định vào năm 1972.
Thống có đường kính miệng 35 cm, đường kính đáy 34 cm, cao 57 cm, dáng tròn mập, hình khối chắc khỏe mang đặc trưng thời Trần. Bề mặt chiếc thống được tráng men hoa nâu, loại men chủ đạo của dòng gốm bản địa Việt trong hai triều đại Lý – Trần.
Miệng thống rộng, vai ngang chạm nổi băng cánh sen hai lớp cánh. Thân thống thuôn dần xuống đáy, chia thành 8 múi nổi. Trong mỗi múi khắc, tô nâu hình bình hoa sen trên nền men trắng ngà. Hoa sen được mô tả cách điệu theo chiều cắt dọc, các cặp cánh đối xứng.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, chiếc thống này thể hiện kỹ thuật chế tác đỉnh cao của nghệ nhân gốm đương thời, là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, hoàn hảo nhất trong những hiện vật đồ gốm hoa nâu thời Trần từng được phát hiện
3. Được tìm thấy năm 1958 tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng, Bảo vật quốc gia - Chuông Vân Bản được đúc vào thời Trần (thế kỷ 13), là một trong ba quả chuông cổ nhất Việt Nam được biết đến cho tới nay.
Quả chuông cổ này có kích thước to lớn, cao 125 cm, đường kính miệng 80 cm. Thân chuông có nhiều đường gân ngang dọc tạo thành 8 ô, 4 ô trên hình thang đứng, 4 ô dưới hình chữ nhật.
Chuông có 6 núm gõ, xung quanh mỗi núm có 16 núm tròn nhỏ tạo thành hình bông cúc. Phần vành miệng trang trí 52 cánh sen.
Quai chuông trang trí hai con rồng đấu lưng vào nhau mang nhiều đặc trưng của mỹ thuật thời Trần. Chuông từng nằm dưới biển hàng thế kỷ nhưng không hề bị nước mặn ăn mòn, làm hư hại. Có người lý giải rằng, chuông bền như vậy vì được đúc với một tỷ lệ vàng rất cao...
Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.