Khung cảnh nhộp nhịp tại chợ Đồng Xuân một ngày trước Giao thừa, Hà Nội thập niên 1920. Đây là trung tâm thượng mại lớn nhất Hà Nội thời điểm đó. Ảnh: Manhhai.Quầy tranh Tết trên một con phố Hà Nội năm 1929. Treo tranh Tết trong nhà là tập quán phổ biến của người Việt vào dịp Tết Nguyên Đán một thế kỷ trước.Các cậu bé phụ việc cho hai ông đồ hành nghề trên vỉa hè ngày Tết. Các ông đồ sẽ viết các chữ Hán mang ý nghĩa tốt đẹp lên giấy hồng điều (giấy đỏ) để các gia đình mua về treo trong nhà suốt dịp Tết.Đào Tết được bán trên đường phố. Những cành đào mầu hồng rực rỡ là vật trang trí không thể thiếu ở các gia đình miền Bắc vào ngày Tết. Hoa đào được cho là có thể đẩy lùi ma và quỷ và tượng trưng cho tuổi trẻ, sức sống và hy vọng mùa xuân.Một cụ ông chọn hoa thủy tiên làm vật trang trí Tết ở Hà Nội năm 1929. Hoa thủy tiên được coi là biểu tượng cho vẻ đẹp tiềm ẩn của con người.Một người phụ nữ bán lá dong để gói bánh chưng tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội thập niên 1920.Cửa hàng bán vàng mã ở chợ Đồng Xuân, Hà Nội năm 1929. Vàng mã là các lễ vật bằng giấy mô phỏng các đồ vật thông thường như tiền hoặc quần áo, được đốt làm đồ dâng cúng cho tổ tiên trong các lễ kỷ niệm truyền thống, đặc biệt là Tết.Hai người thi đấu roi trường, trò chơi truyền thống dùng sào gỗ dài bọc vải ở đầu để chiến đầu với nhau trong hội Tết ở tỉnh Hà Đông cũ, 1929.Trẻ em đấu vật trong hội Tết ở Yên Sở, tỉnh Hà Đông cũ (nay là Phường Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội),1929. Đấu vật là một trò chơi truyền thống đề cao sức mạnh, sự nhanh nhẹn, sức chịu đựng và óc phán đoán của người chơi, chủ yếu là nam giới.Một cửa hàng bán pháo và hương trầm ở Hà Nội dịp Tết năm 1929. Đốt pháo nổ trong dịp Tết để xua đuổi ma quỷ là một truyền thống được duy trì ở Việt Nam cho đến năm 1995, thời điểm có luật cấm đốt pháo để hạn chế tai nạn do pháo.Một thanh niên đốt pháo trong sân nhà vào dịp Tết.Một gia đình Hà Nội chụp ảnh kỷ niệm vào dịp Tết, thập niên 1920.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
Khung cảnh nhộp nhịp tại chợ Đồng Xuân một ngày trước Giao thừa, Hà Nội thập niên 1920. Đây là trung tâm thượng mại lớn nhất Hà Nội thời điểm đó. Ảnh: Manhhai.
Quầy tranh Tết trên một con phố Hà Nội năm 1929. Treo tranh Tết trong nhà là tập quán phổ biến của người Việt vào dịp Tết Nguyên Đán một thế kỷ trước.
Các cậu bé phụ việc cho hai ông đồ hành nghề trên vỉa hè ngày Tết. Các ông đồ sẽ viết các chữ Hán mang ý nghĩa tốt đẹp lên giấy hồng điều (giấy đỏ) để các gia đình mua về treo trong nhà suốt dịp Tết.
Đào Tết được bán trên đường phố. Những cành đào mầu hồng rực rỡ là vật trang trí không thể thiếu ở các gia đình miền Bắc vào ngày Tết. Hoa đào được cho là có thể đẩy lùi ma và quỷ và tượng trưng cho tuổi trẻ, sức sống và hy vọng mùa xuân.
Một cụ ông chọn hoa thủy tiên làm vật trang trí Tết ở Hà Nội năm 1929. Hoa thủy tiên được coi là biểu tượng cho vẻ đẹp tiềm ẩn của con người.
Một người phụ nữ bán lá dong để gói bánh chưng tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội thập niên 1920.
Cửa hàng bán vàng mã ở chợ Đồng Xuân, Hà Nội năm 1929. Vàng mã là các lễ vật bằng giấy mô phỏng các đồ vật thông thường như tiền hoặc quần áo, được đốt làm đồ dâng cúng cho tổ tiên trong các lễ kỷ niệm truyền thống, đặc biệt là Tết.
Hai người thi đấu roi trường, trò chơi truyền thống dùng sào gỗ dài bọc vải ở đầu để chiến đầu với nhau trong hội Tết ở tỉnh Hà Đông cũ, 1929.
Trẻ em đấu vật trong hội Tết ở Yên Sở, tỉnh Hà Đông cũ (nay là Phường Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội),1929. Đấu vật là một trò chơi truyền thống đề cao sức mạnh, sự nhanh nhẹn, sức chịu đựng và óc phán đoán của người chơi, chủ yếu là nam giới.
Một cửa hàng bán pháo và hương trầm ở Hà Nội dịp Tết năm 1929. Đốt pháo nổ trong dịp Tết để xua đuổi ma quỷ là một truyền thống được duy trì ở Việt Nam cho đến năm 1995, thời điểm có luật cấm đốt pháo để hạn chế tai nạn do pháo.
Một thanh niên đốt pháo trong sân nhà vào dịp Tết.
Một gia đình Hà Nội chụp ảnh kỷ niệm vào dịp Tết, thập niên 1920.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.