Các nhà khảo cổ mới khai quật được kho báu 3.000 cổ vật bằng vàng bên dưới khu mộ cổ ở dãy núi Tarbagatai, Kazakhstan.Theo các chuyên gia, ngôi mộ chứa đầy đồ chế tác bằng vàng trên có niên đại khoảng 2.800 năm tuổi.Kho báu này được các chuyên gia miêu tả là "vô giá" và được cho là thuộc về thành viên trong hoàng tộc hoặc quý tộc của người Saka sinh sống ở Trung Á vào thế kỷ 8 trước Công nguyên.Trong số 3.000 cổ vật bằng vàng mới được tìm thấy, đáng chú ý là những đôi khuyên tai hình quả chuông, đĩa vàng, thẻ bài, chuỗi xích và vòng cổ gắn đá quý.Trang phục được trang trí bằng các hạt vàng vô cùng tinh xảo. Điều này cho thấy người xưa có trình độ sản xuất, chế tác trang sức xuất sắc.Do chưa mở mộ nên các nhà khảo cổ hy vọng có thể tìm thấy hài cốt của cặp vợ chồng - chủ nhân của kho báu toàn vàng mới được phát hiện.Giáo sư Zainolla Samashev, người phụ trách khai quật, cho biết: "Lượng lớn đồ vật quý giá trong khu mộ khiến chúng tôi tin rằng có một người đàn ông và phụ nữ đã được chôn cất ở đây. Họ có thể là người trị vì hoặc thuộc tầng lớp cao trong xã hội của người Saka thời xưa".Trước phát hiện quan trọng này, Danial Akhmetov, tỉnh trưởng tỉnh East-Kazakhstan nhận định người xưa đã nắm trong tay những kỹ năng xuất chúng trong khai thác, mua bán và chế tác trang sức.Các chuyên gia cho hay có khoảng 200 khu mộ tọa lạc ở cao nguyên Eleke Sazy, khu vực tìm thấy kho báu của người Saka. Tuy nhiên, nhiều khu mộ có dấu vết bị cướp phá vào thời cổ đại.Cao nguyên này được bao xung quanh bởi những đồng cỏ trù phú nên được các vị vua Saka xem như "thiên đường". Người Saka là một nhánh của người Scythia, nền văn minh du mục sống trải dài từ Trung Á đến Siberia.Mời quý độc giả xem video: Tìm ra vị trí kho báu 4.000 tấn vàng tại núi Tàu? (nguồn: VTC14)
Các nhà khảo cổ mới khai quật được kho báu 3.000 cổ vật bằng vàng bên dưới khu mộ cổ ở dãy núi Tarbagatai, Kazakhstan.
Theo các chuyên gia, ngôi mộ chứa đầy đồ chế tác bằng vàng trên có niên đại khoảng 2.800 năm tuổi.
Kho báu này được các chuyên gia miêu tả là "vô giá" và được cho là thuộc về thành viên trong hoàng tộc hoặc quý tộc của người Saka sinh sống ở Trung Á vào thế kỷ 8 trước Công nguyên.
Trong số 3.000 cổ vật bằng vàng mới được tìm thấy, đáng chú ý là những đôi khuyên tai hình quả chuông, đĩa vàng, thẻ bài, chuỗi xích và vòng cổ gắn đá quý.
Trang phục được trang trí bằng các hạt vàng vô cùng tinh xảo. Điều này cho thấy người xưa có trình độ sản xuất, chế tác trang sức xuất sắc.
Do chưa mở mộ nên các nhà khảo cổ hy vọng có thể tìm thấy hài cốt của cặp vợ chồng - chủ nhân của kho báu toàn vàng mới được phát hiện.
Giáo sư Zainolla Samashev, người phụ trách khai quật, cho biết: "Lượng lớn đồ vật quý giá trong khu mộ khiến chúng tôi tin rằng có một người đàn ông và phụ nữ đã được chôn cất ở đây. Họ có thể là người trị vì hoặc thuộc tầng lớp cao trong xã hội của người Saka thời xưa".
Trước phát hiện quan trọng này, Danial Akhmetov, tỉnh trưởng tỉnh East-Kazakhstan nhận định người xưa đã nắm trong tay những kỹ năng xuất chúng trong khai thác, mua bán và chế tác trang sức.
Các chuyên gia cho hay có khoảng 200 khu mộ tọa lạc ở cao nguyên Eleke Sazy, khu vực tìm thấy kho báu của người Saka. Tuy nhiên, nhiều khu mộ có dấu vết bị cướp phá vào thời cổ đại.
Cao nguyên này được bao xung quanh bởi những đồng cỏ trù phú nên được các vị vua Saka xem như "thiên đường". Người Saka là một nhánh của người Scythia, nền văn minh du mục sống trải dài từ Trung Á đến Siberia.
Mời quý độc giả xem video: Tìm ra vị trí kho báu 4.000 tấn vàng tại núi Tàu? (nguồn: VTC14)