Vào ngày 22/6/1941, phát xít Đức bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô. Sau đó, thành phố Leningrad trở thành mục tiêu của quân Đức quốc xã.Trong 872 ngày đêm, quân Đức quốc xã bao vây chặt thành phố Leningrad khiến quân và dân Liên Xô gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc bảo vệ quê hương. Cụ thể, do bị quân Đức vây hãm gần 900 ngày, nhiều người dân Leningrad bị chết đói, chết cóng hay tử vong vì bệnh tật do thiếu thuốc men...Để khắc phục tình tình này, quân và dân Liên Xô đồng lòng nhất trí thực hiện một số giải pháp nhằm ổn định tình hình, sẵn sàng đương đầu với quân địch với tinh thần quả cảm, kiên cường.Theo đó, tất cả tiềm năng con người và vật chất ở Leningrad được huy động để đẩy lui quân Đức quốc xã xâm lược.Do vậy, một trong những giải pháp được thành phố Leningrad thực hiện là duy trì chế độ tem phiếu. Mỗi công dân mua lương thực theo giá và số lượng do nhà nước quy định.Người dân Leningrad có thể mua bánh mì hàng ngày trong khi các sản phẩm khác có thể mua cứ 10 ngày một lần. Thực phẩm rất khan hiếm, đặc biệt là thịt. Về sau, khẩu phần bánh mỳ hàng ngày giảm xuống còn 125 - 350 gram. Mỡ, thịt và đường gần như không có.Để chống đói, người dân sử dụng thức ăn chế biến từ những thực phẩm chứa chất hữu cơ có ở xung quanh như: keo, cellulose, kim làm từ gỗ thông...Khi Đức quốc xã ném bom vào nguồn cung cấp nước của Leningrad, dân Liên Xô phải lấy nước từ các kênh rạch và sông ngòi trong thành phố.Trong gần 900 ngày đêm bị quân Đức bao vây, khoảng 1.500 loa phóng thanh được bố trí ở nhiều con phố của Leningrad. Mục đích của chúng là phát đi các thông báo của chính quyền cũng như cảnh báo người dân về các cuộc tấn công của quân địch để dân chúng tìm nơi trú ẩn an toàn.Nhờ những biện pháp trên, quân và dân Liên Xô vượt qua gần 900 ngày bị quân đội phát xít Đức vây hãm trước khi đánh bại hoàn toàn quân địch.
Video: Tiếp tục truy tìm tội phạm chiến tranh thời phát xít Đức (nguồn: VTC14)
Vào ngày 22/6/1941, phát xít Đức bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô. Sau đó, thành phố Leningrad trở thành mục tiêu của quân Đức quốc xã.
Trong 872 ngày đêm, quân Đức quốc xã bao vây chặt thành phố Leningrad khiến quân và dân Liên Xô gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc bảo vệ quê hương. Cụ thể, do bị quân Đức vây hãm gần 900 ngày, nhiều người dân Leningrad bị chết đói, chết cóng hay tử vong vì bệnh tật do thiếu thuốc men...
Để khắc phục tình tình này, quân và dân Liên Xô đồng lòng nhất trí thực hiện một số giải pháp nhằm ổn định tình hình, sẵn sàng đương đầu với quân địch với tinh thần quả cảm, kiên cường.
Theo đó, tất cả tiềm năng con người và vật chất ở Leningrad được huy động để đẩy lui quân Đức quốc xã xâm lược.
Do vậy, một trong những giải pháp được thành phố Leningrad thực hiện là duy trì chế độ tem phiếu. Mỗi công dân mua lương thực theo giá và số lượng do nhà nước quy định.
Người dân Leningrad có thể mua bánh mì hàng ngày trong khi các sản phẩm khác có thể mua cứ 10 ngày một lần. Thực phẩm rất khan hiếm, đặc biệt là thịt. Về sau, khẩu phần bánh mỳ hàng ngày giảm xuống còn 125 - 350 gram. Mỡ, thịt và đường gần như không có.
Để chống đói, người dân sử dụng thức ăn chế biến từ những thực phẩm chứa chất hữu cơ có ở xung quanh như: keo, cellulose, kim làm từ gỗ thông...
Khi Đức quốc xã ném bom vào nguồn cung cấp nước của Leningrad, dân Liên Xô phải lấy nước từ các kênh rạch và sông ngòi trong thành phố.
Trong gần 900 ngày đêm bị quân Đức bao vây, khoảng 1.500 loa phóng thanh được bố trí ở nhiều con phố của Leningrad. Mục đích của chúng là phát đi các thông báo của chính quyền cũng như cảnh báo người dân về các cuộc tấn công của quân địch để dân chúng tìm nơi trú ẩn an toàn.
Nhờ những biện pháp trên, quân và dân Liên Xô vượt qua gần 900 ngày bị quân đội phát xít Đức vây hãm trước khi đánh bại hoàn toàn quân địch.
Video: Tiếp tục truy tìm tội phạm chiến tranh thời phát xít Đức (nguồn: VTC14)