Nằm ở địa phận hai xã Lộc Trì và Lộc Thủy, đèo Phước Tượng là đoạn đường đèo núi đầu tiên trong số ba con đèo nằm trên đường từ Huế đi Đà Nẵng (còn lại là đèo Phú Gia và đèo Hải Vân).Đèo không dài, không cao và cũng không hiểm trở, nhưng có khung cảnh rừng núi rất hoang sơ. Vào ngày đẹp trời, có thể ngắm nhìn cảnh sắc thơ mộng của đầm Cầu Hai từ trên đèo.Không nhiều người biết rằng, đèo Phước Tượng gắn liền với một sự kiện bi tráng thời kháng chiến chống Mỹ. Câu chuyện này đã được cựu binh Mỹ Dan Tucker kể lại trên báo Dân Trí.Theo đó, vào đêm 18, rạng sáng 19/6/1969, các chiến sĩ Giải phóng đã có trận đánh ác liệt với quân Mỹ tại căn cứ pháo binh Tomahawk ở giữa đèo Phước Tượng. Lúc này, ông Dan Tucker là một trong những quân nhân Mỹ tham gia chiến đấu.Sau trận đánh, hàng chục chiến sĩ Giải phóng hy sinh. Dan Tucker kể rằng, ông đã cùng các đồng đội chôn cất những người bên kia chiến tuyến trong một cái hố. Họ bảo với nhau rằng không được lấy bất cứ quân trang, vật dụng nào của các anh.Theo tài liệu của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, trong trận đánh căn cứ pháo binh Tomahawk tại đèo Phước Tượng, bộ đội ta có tổng cộng 27 người hy sinh, chủ yếu là các chiến sĩ đặc công.41 năm sau trận đánh, vào tháng 3/2010, đoàn 5 cựu binh Mỹ do ông Dan Tucker dẫn đầu đã cùng Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế và lãnh đạo, nhân dân huyện Phú Lộc tìm lại nơi đã xảy ra trận chiến.Sau hơn 5 tiếng đồng hồ băng dốc, vạch lá tìm kiếm dưới tiết trời nóng như đổ lửa, đoàn đã không ít lần gặp khó khăn khi dò tìm tọa độ và địa hình vì toàn bộ cảnh vật đã thay đổi sau thời gian gần nửa thế kỷ.Cuối cùng, một thành viên đã tìm thấy hố chôn các chiến binh Giải phóng năm xưa, khi đó đã phủ lên nhiều tầng lớp đất và cây xanh.Xúc động, Dan Tucker đã không kìm được nước mắt. Cả đoàn đã thắp hương tưởng nhớ vong linh các chiến sĩ giải phóng tại vị trí hố chôn. Sau đó, Dan đã trao toàn bộ tài liệu liên quan cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để tiến hành quy tập hài cốt liệt sĩ...Người cựu chiến binh Mỹ tâm sự trước khi rời Huế về nước: “Có một cái gì đó đã thôi thúc tôi phải trở lại chiến trường xưa, giúp gia đình những chiến sĩ Giải phóng dũng cảm tìm ra hài cốt con em...”.“...Đến Huế, tôi đã đối diện với những hình ảnh, ký ức của chuỗi ngày đau thương xưa kia. Nhưng hơn tất cả, xin gửi lời cảm ơn đến tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho chúng tôi thực hiện công việc này...”.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Nằm ở địa phận hai xã Lộc Trì và Lộc Thủy, đèo Phước Tượng là đoạn đường đèo núi đầu tiên trong số ba con đèo nằm trên đường từ Huế đi Đà Nẵng (còn lại là đèo Phú Gia và đèo Hải Vân).
Đèo không dài, không cao và cũng không hiểm trở, nhưng có khung cảnh rừng núi rất hoang sơ. Vào ngày đẹp trời, có thể ngắm nhìn cảnh sắc thơ mộng của đầm Cầu Hai từ trên đèo.
Không nhiều người biết rằng, đèo Phước Tượng gắn liền với một sự kiện bi tráng thời kháng chiến chống Mỹ. Câu chuyện này đã được cựu binh Mỹ Dan Tucker kể lại trên báo Dân Trí.
Theo đó, vào đêm 18, rạng sáng 19/6/1969, các chiến sĩ Giải phóng đã có trận đánh ác liệt với quân Mỹ tại căn cứ pháo binh Tomahawk ở giữa đèo Phước Tượng. Lúc này, ông Dan Tucker là một trong những quân nhân Mỹ tham gia chiến đấu.
Sau trận đánh, hàng chục chiến sĩ Giải phóng hy sinh. Dan Tucker kể rằng, ông đã cùng các đồng đội chôn cất những người bên kia chiến tuyến trong một cái hố. Họ bảo với nhau rằng không được lấy bất cứ quân trang, vật dụng nào của các anh.
Theo tài liệu của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, trong trận đánh căn cứ pháo binh Tomahawk tại đèo Phước Tượng, bộ đội ta có tổng cộng 27 người hy sinh, chủ yếu là các chiến sĩ đặc công.
41 năm sau trận đánh, vào tháng 3/2010, đoàn 5 cựu binh Mỹ do ông Dan Tucker dẫn đầu đã cùng Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế và lãnh đạo, nhân dân huyện Phú Lộc tìm lại nơi đã xảy ra trận chiến.
Sau hơn 5 tiếng đồng hồ băng dốc, vạch lá tìm kiếm dưới tiết trời nóng như đổ lửa, đoàn đã không ít lần gặp khó khăn khi dò tìm tọa độ và địa hình vì toàn bộ cảnh vật đã thay đổi sau thời gian gần nửa thế kỷ.
Cuối cùng, một thành viên đã tìm thấy hố chôn các chiến binh Giải phóng năm xưa, khi đó đã phủ lên nhiều tầng lớp đất và cây xanh.
Xúc động, Dan Tucker đã không kìm được nước mắt. Cả đoàn đã thắp hương tưởng nhớ vong linh các chiến sĩ giải phóng tại vị trí hố chôn. Sau đó, Dan đã trao toàn bộ tài liệu liên quan cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để tiến hành quy tập hài cốt liệt sĩ...
Người cựu chiến binh Mỹ tâm sự trước khi rời Huế về nước: “Có một cái gì đó đã thôi thúc tôi phải trở lại chiến trường xưa, giúp gia đình những chiến sĩ Giải phóng dũng cảm tìm ra hài cốt con em...”.
“...Đến Huế, tôi đã đối diện với những hình ảnh, ký ức của chuỗi ngày đau thương xưa kia. Nhưng hơn tất cả, xin gửi lời cảm ơn đến tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho chúng tôi thực hiện công việc này...”.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.