Dưới chân núi Bình San của thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang có một khu lăng mộ cổ rộng lớn gồm 60 ngôi mộ của dòng họ Mạc.
Nằm ở vị trí cao nhất và bế thế nhất trong khu lăng mộ là ngôi mộ của Mạc Cửu (1655 - 1735), vị thương gia người Hoa thần phục nhà Nguyễn - người đã có công khai phá, hình thành vùng đất Hà Tiên vào đầu thế kỷ 18.
Mạc Cửu vốn là người Quảng Đông, Trung Quốc, vì không phục nhà Thanh nên đã rời bỏ đất nước. Năm 1680, ông dừng lại Hà Tiên để xây dựng và phát triển vùng đất này. Tháng 8/1708, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho nhà Nguyễn, được Chúa Nguyễn là Phúc Chu chấp thuận và phong làm “Tổng trấn Hà Tiên”.
Ngôi mộ của ông hình bán nguyệt khoét sâu vào núi, được bao bọc bởi những bức tường dày, bậc thềm cẩn đá.
Hai bên mộ có hai vị tướng bằng đá đứng canh giữ. Sau lưng mỗi vị tướng là hình tượng rồng chầu, hổ phục.
Hai con nghê đá đầy dấu ấn thời gian nằm trên thềm gạch.
Mộ được xây lưng tựa vào núi, mặt quay ra biển, vị thế đắc địa theo thuật phong thủy. Tương truyền, đá xây mộ được đem về từ Malaysia bằng đường biển. Quanh mộ là vườn cây xanh tươi với nhiều loài hoa khoe sắc. Theo các lối mòn của khu lăng mộ sẽ dẫn tới các phần mộ khác của người thân trong dòng họ Mạc, như mộ Hà Tiên Trấn Tổng binh Đại Đô đốc Mạc Thiên Tích, con trai của Mạc Cửu.
Còn đây là mộ Khâm sai chưởng cơ Mạc Từ Hoàng.
Sát chân núi Binh San, phía bên trái khu lăng mộ là đền thờ họ Mạc.
Ngôi đền được nhà Nguyễn cho xây dựng để tưởng nhớ công ơn khai phá mảnh đất Hà Tiên của dòng họ Mạc. Không chỉ thờ Mạc Cửu và họ Mạc, ngôi đền còn thờ cả những người đã đến đất Hà Tiên từ trước thời Mạc Cửu.
Dưới chân núi Bình San của thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang có một khu lăng mộ cổ rộng lớn gồm 60 ngôi mộ của dòng họ Mạc.
Nằm ở vị trí cao nhất và bế thế nhất trong khu lăng mộ là ngôi mộ của Mạc Cửu (1655 - 1735), vị thương gia người Hoa thần phục nhà Nguyễn - người đã có công khai phá, hình thành vùng đất Hà Tiên vào đầu thế kỷ 18.
Mạc Cửu vốn là người Quảng Đông, Trung Quốc, vì không phục nhà Thanh nên đã rời bỏ đất nước. Năm 1680, ông dừng lại Hà Tiên để xây dựng và phát triển vùng đất này. Tháng 8/1708, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho nhà Nguyễn, được Chúa Nguyễn là Phúc Chu chấp thuận và phong làm “Tổng trấn Hà Tiên”.
Ngôi mộ của ông hình bán nguyệt khoét sâu vào núi, được bao bọc bởi những bức tường dày, bậc thềm cẩn đá.
Hai bên mộ có hai vị tướng bằng đá đứng canh giữ.
Sau lưng mỗi vị tướng là hình tượng rồng chầu, hổ phục.
Hai con nghê đá đầy dấu ấn thời gian nằm trên thềm gạch.
Mộ được xây lưng tựa vào núi, mặt quay ra biển, vị thế đắc địa theo thuật phong thủy. Tương truyền, đá xây mộ được đem về từ Malaysia bằng đường biển.
Quanh mộ là vườn cây xanh tươi với nhiều loài hoa khoe sắc. Theo các lối mòn của khu lăng mộ sẽ dẫn tới các phần mộ khác của người thân trong dòng họ Mạc, như mộ Hà Tiên Trấn Tổng binh Đại Đô đốc Mạc Thiên Tích, con trai của Mạc Cửu.
Còn đây là mộ Khâm sai chưởng cơ Mạc Từ Hoàng.
Sát chân núi Binh San, phía bên trái khu lăng mộ là đền thờ họ Mạc.
Ngôi đền được nhà Nguyễn cho xây dựng để tưởng nhớ công ơn khai phá mảnh đất Hà Tiên của dòng họ Mạc.
Không chỉ thờ Mạc Cửu và họ Mạc, ngôi đền còn thờ cả những người đã đến đất Hà Tiên từ trước thời Mạc Cửu.