Khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) (người dân thường gọi là Lăng Ông hoặc Lăng Ông Bà Chiểu do lăng nằm ở vùng đất Bà Chiểu xưa) là khu lăng mộ cổ bề thế nhất của Sài Gòn. Trước 1975, cổng Tam quan của lăng đã được chọn làm biểu tượng của Sài Gòn - Gia Định Ngày nay khu lăng mộ tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, TP HCM. Toàn thể khu lăng mộ gồm các công trình chính là nhà bia, mộ vợ chồng Tả quân và miếu thờ, có tổng diện tích 18.500m2.Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, bên trong có tấm bia đá khắc chữ Hán "Lê công miếu bi" (Bia dựng tại miếu thờ Lê công) do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ (1894).Nội dung văn bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và dân chúng. Lê Văn Duyệt (1763 - 1832) là một nhà chính trị, quân sự đã tham gia phò tá chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với quân Tây Sơn. Sau khi nhà Nguyễn được thành lập, ông trở thành một vị quan cấp cao trong triều đình và phục vụ hai triều vua Gia Long và Minh Mạng. Mộ Tả quân và vợ có bình phong và tường dày bao quanh. Phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Trước mộ có một khoảnh sân nhỏ để làm lễ.
Phần mộ nhìn từ phía sau.
Nghê đá canh gác lối vào mộ.
Cách khu mộ một khoảng sân rộng là "Thượng công linh miếu", nơi thờ Lê Văn Duyệt. Bố cục của miếu bao gồm tiền điện, trung điện và chính điện. Gian tiền điện.
Gian trung điện thờ Tả quân Lê Văn Duyệt, Thiếu phó Lê Chất và Kinh lược Phan Thanh Giản.
Gian chính điện có bức tượng bằng đồng của Tả quân Lê Văn Duyệt. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, cao 2,65 m, nặng 3 tấn do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện.Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một khoảnh sân lộ thiên, gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời).Về tổng thể, lăng Tả quân Lê Văn Duyệt mang dấu ấn của lối kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn, với những mái "trùng thiềm điệp ốc" và kỹ thuật kết nối khung nhà bằng các lỗ mộng. Các tác phẩm chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ tinh tế còn được lưu giữ khiến lăng trở thành một công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao của Sài Gòn.
Tranh khảm kỳ lân ở mặt tường bên ngoài tiền điện.
Tượng gốm trang trí trên mái miếu thờ.
Dãy lư hương bằng đá phía trước miếu thờ.
Khuôn viên lăng Tả quân Lê Văn Duyệt rộng rãi và rợp bóng cây xanh, là nơi thư giãn lý tưởng của người dân trong khu vực.
Khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) (người dân thường gọi là Lăng Ông hoặc Lăng Ông Bà Chiểu do lăng nằm ở vùng đất Bà Chiểu xưa) là khu lăng mộ cổ bề thế nhất của Sài Gòn. Trước 1975, cổng Tam quan của lăng đã được chọn làm biểu tượng của Sài Gòn - Gia Định Ngày nay khu lăng mộ tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, TP HCM.
Toàn thể khu lăng mộ gồm các công trình chính là nhà bia, mộ vợ chồng Tả quân và miếu thờ, có tổng diện tích 18.500m2.
Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, bên trong có tấm bia đá khắc chữ Hán "Lê công miếu bi" (Bia dựng tại miếu thờ Lê công) do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ (1894).
Nội dung văn bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và dân chúng. Lê Văn Duyệt (1763 - 1832) là một nhà chính trị, quân sự đã tham gia phò tá chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với quân Tây Sơn. Sau khi nhà Nguyễn được thành lập, ông trở thành một vị quan cấp cao trong triều đình và phục vụ hai triều vua Gia Long và Minh Mạng.
Mộ Tả quân và vợ có bình phong và tường dày bao quanh.
Phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Trước mộ có một khoảnh sân nhỏ để làm lễ.
Phần mộ nhìn từ phía sau.
Nghê đá canh gác lối vào mộ.
Cách khu mộ một khoảng sân rộng là "Thượng công linh miếu", nơi thờ Lê Văn Duyệt.
Bố cục của miếu bao gồm tiền điện, trung điện và chính điện.
Gian tiền điện.
Gian trung điện thờ Tả quân Lê Văn Duyệt, Thiếu phó Lê Chất và Kinh lược Phan Thanh Giản.
Gian chính điện có bức tượng bằng đồng của Tả quân Lê Văn Duyệt. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, cao 2,65 m, nặng 3 tấn do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện.
Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một khoảnh sân lộ thiên, gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời).
Về tổng thể, lăng Tả quân Lê Văn Duyệt mang dấu ấn của lối kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn, với những mái "trùng thiềm điệp ốc" và kỹ thuật kết nối khung nhà bằng các lỗ mộng.
Các tác phẩm chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ tinh tế còn được lưu giữ khiến lăng trở thành một công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao của Sài Gòn.
Tranh khảm kỳ lân ở mặt tường bên ngoài tiền điện.
Tượng gốm trang trí trên mái miếu thờ.
Dãy lư hương bằng đá phía trước miếu thờ.
Khuôn viên lăng Tả quân Lê Văn Duyệt rộng rãi và rợp bóng cây xanh, là nơi thư giãn lý tưởng của người dân trong khu vực.