Lại 1 bí mật nữa về Tử Cấm Thành được hé lộ

Google News

Có thể nói tài chí của người xưa thật đáng khâm phục.

Tử Cấm Thành là cung điện của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, được xây dựng hàng trăm năm nay, sự uy nghiêm và bí ẩn của nó khiến người hiện đại phải sửng sốt. Mãi cho đến khi nó được cải tạo thành Bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh ngày nay, các bí mật mới dần dần được tiết lộ với thế giới.

Theo tờ Daily Mail của Anh cho biết Tử Cấm Thành cũng giống như những công trình nguy nga kim tự tháp Ai Cập, việc người xưa di chuyển vật liệu xây dựng như thế nào vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, những bí ẩn về quá trình xây dựng "Tử Cấm Thành" rộng 10.000 m2 đang được các nhà khoa học hé lộ.

Các chuyên gia đến từ Bắc Kinh, Trung Quốc và Đại học Princeton ở Mỹ cho biết, những tảng đá nặng 100 tấn bên trong Tử Cấm Thành hiện nay, đã từng cách cung điện 69 km, được vận chuyển bằng các kênh đào nhân tạo.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất đã tìm ra cách hiệu quả hơn để vận chuyển các tảng đá lớn đó là sử dụng giếng nước ngay cả khi đường bị đóng băng.

Các nhà khoa học đã phân tích rằng, người cổ đại nhận thấy việc di chuyển những tảng đá khổng lồ bằng cách kéo dễ hơn là mang vác và thực hiện vào mùa đông. Cứ cách 500 mét người xưa sẽ đào một giếng để lấy nước đổ xuống đường cho đóng băng, mục đích làm chất bôi trơn rồi dùng sức người kéo đi.

Nếu một tảng đá nặng 123 tấn và có chiều dài 9,5 mét vận chuyển trên một con đường không có nước thì cần 338 người để kéo nhưng khi trời lạnh, đường đông lạnh chỉ cần 46 người để có thể di chuyển tảng đá đó.

Tượng đá được di chuyển và khắc tại Tử Cấm Thành.

Ngoài ra, kỹ thuật và vật liệu xây dựng cho công trình Tử Cấm Thành là những kho báu vô cùng quý giá mà người Trung Quốc phải bảo vệ. Người cổ đại đã phải mất 14 năm xây dựng, mất 28 ngày để có thể đóng băng con đường 69km mới tạo nên một Tử Cấm Thành 600 tuổi như hiện nay.

Ngoài ra, kiến trúc sư xây dựng Tử Cấm Thành cũng được tiết lộ, đó chính là một nghệ nhân xuất sắc có tên Khoái Tường, thời nhà Minh.

Tuy nhiên, tại thời điểm đó, địa vị xã hội của những người thợ thủ công không cao, mặc dù họ đã xây dựng nên những công trình kiến trúc vô cùng to lớn nhưng chỉ có một số ít để lại tên tuổi. 

Theo Thu Thảo/Báo Tổ quốc

>> xem thêm

Bình luận(0)