Nằm ở số 38 Hàng Đường, trung tâm khu phố cổ Hà Nội, chùa Cầu Đông là một ngôi chùa cổ mang nhiều nét độc đáo, có thể coi là độc nhất vô nhị Hà Nội.Tương truyền, chùa được xây dựng từ đời nhà Lý. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Ở kinh đô mới, vua cho xây dựng nhiều đền chùa theo mẫu Hoa Lư, trong đó có chùa Cầu Đông.Vào thuở sơ khai, chùa cầu Đông có tên là Đông Môn Tự. Do chùa nằm gần cầu Đông – một cây cầu đá cổ bắc qua đoạn sông Tô Lịch chảy qua phố Hàng Đường xưa – nên người dân quen gọi là chùa Cầu Đông, theo thời gian trở thành tên chính thức.Chùa đã được trùng tu nhiều lần từ thời nhà Lê đến nhà Nguyễn, các lần trùng tu này đều được ghi lại cụ thể, rõ ràng qua văn bia.Ở nửa sau thế kỷ 20, chùa từng có một giai đoạn bị xuống cấp nặng nề, nhưng những năm gần đây đã được tu sửa để trả lại vẻ khang trang.Về tổng quan, mặt bằng của chùa Cầu Đông có bố cục hình chữ "công" gồm 5 gian tiền đường và 3 gian ống muống nối liền với 3 gian nhà phía trong để hình thành nhà Tam bảo.Phía trước chùa chính là cổng tam quan nằm sát hè phố Hàng Đường, phía sau có sân nhỏ dẫn tới nhà Mẫu, nhà Tổ.Bên trái khuôn viên chùa có đình Đức Môn. Điều này khiến chùa Cầu Đông là một ngôi chùa hiếm hoi có một ngôi đình nằm bên trong mình.Về mặt tín ngưỡng, chùa Cầu Đông là một ngôi chùa quan trọng của phái Tào Động, là một trong năm phái thiền của Phật giáo Việt Nam.Trong chùa có gần 60 pho tượng tròn, cách bài trí giống như phần lớn chùa ở miền Bắc, trong đó nhiều tượng có giá trị lớn về lịch sử và mỹ thuật.Nét đặc biệt nhất của chùa Cầu Đông là bên cánh phải của chính có kệ thờ Thái sư Trần Thủ Độ và vợ là bà Trần Thị Dung. Đây là chùa duy nhất ở Hà Nội thờ Trần Thủ Độ - vị khai quốc công thân số một của nhà Trần.Hệ khung gỗ của chùa Cầu Đông gây ấn tượng với những mảng trang trí khéo léo, là sự kết hợp các phương pháp chạm nổi, chạm bong, chạm lộng tinh xảo, mang bóng dáng của nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ 17, 18.Không chỉ là một di tích Phât giáo, chùa Cầu Đông còn là một di tích cách mạng quan trọng của phố cổ Hà Nội trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.Trong kỷ yếu của nhà chùa ghi: “chùa là cơ sở cách mạng có hầm bí mật giúp đỡ cán bộ hoạt động, nay vẫn còn cửa hầm. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa có đào hầm cho nhân dân trú ngụ”.Một nhà bia tưởng niệm đã được dựng trong sân chùa để tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ phường Hàng Đào đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến vì nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.Với vị trí đắc địa ở tuyến phố sôi động nhất khu phố cổ, ngày nay chùa Cầu Đông là một địa điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm khi đến Hà Nội.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở số 38 Hàng Đường, trung tâm khu phố cổ Hà Nội, chùa Cầu Đông là một ngôi chùa cổ mang nhiều nét độc đáo, có thể coi là độc nhất vô nhị Hà Nội.
Tương truyền, chùa được xây dựng từ đời nhà Lý. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Ở kinh đô mới, vua cho xây dựng nhiều đền chùa theo mẫu Hoa Lư, trong đó có chùa Cầu Đông.
Vào thuở sơ khai, chùa cầu Đông có tên là Đông Môn Tự. Do chùa nằm gần cầu Đông – một cây cầu đá cổ bắc qua đoạn sông Tô Lịch chảy qua phố Hàng Đường xưa – nên người dân quen gọi là chùa Cầu Đông, theo thời gian trở thành tên chính thức.
Chùa đã được trùng tu nhiều lần từ thời nhà Lê đến nhà Nguyễn, các lần trùng tu này đều được ghi lại cụ thể, rõ ràng qua văn bia.
Ở nửa sau thế kỷ 20, chùa từng có một giai đoạn bị xuống cấp nặng nề, nhưng những năm gần đây đã được tu sửa để trả lại vẻ khang trang.
Về tổng quan, mặt bằng của chùa Cầu Đông có bố cục hình chữ "công" gồm 5 gian tiền đường và 3 gian ống muống nối liền với 3 gian nhà phía trong để hình thành nhà Tam bảo.
Phía trước chùa chính là cổng tam quan nằm sát hè phố Hàng Đường, phía sau có sân nhỏ dẫn tới nhà Mẫu, nhà Tổ.
Bên trái khuôn viên chùa có đình Đức Môn. Điều này khiến chùa Cầu Đông là một ngôi chùa hiếm hoi có một ngôi đình nằm bên trong mình.
Về mặt tín ngưỡng, chùa Cầu Đông là một ngôi chùa quan trọng của phái Tào Động, là một trong năm phái thiền của Phật giáo Việt Nam.
Trong chùa có gần 60 pho tượng tròn, cách bài trí giống như phần lớn chùa ở miền Bắc, trong đó nhiều tượng có giá trị lớn về lịch sử và mỹ thuật.
Nét đặc biệt nhất của chùa Cầu Đông là bên cánh phải của chính có kệ thờ Thái sư Trần Thủ Độ và vợ là bà Trần Thị Dung. Đây là chùa duy nhất ở Hà Nội thờ Trần Thủ Độ - vị khai quốc công thân số một của nhà Trần.
Hệ khung gỗ của chùa Cầu Đông gây ấn tượng với những mảng trang trí khéo léo, là sự kết hợp các phương pháp chạm nổi, chạm bong, chạm lộng tinh xảo, mang bóng dáng của nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ 17, 18.
Không chỉ là một di tích Phât giáo, chùa Cầu Đông còn là một di tích cách mạng quan trọng của phố cổ Hà Nội trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Trong kỷ yếu của nhà chùa ghi: “chùa là cơ sở cách mạng có hầm bí mật giúp đỡ cán bộ hoạt động, nay vẫn còn cửa hầm. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa có đào hầm cho nhân dân trú ngụ”.
Một nhà bia tưởng niệm đã được dựng trong sân chùa để tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ phường Hàng Đào đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến vì nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Với vị trí đắc địa ở tuyến phố sôi động nhất khu phố cổ, ngày nay chùa Cầu Đông là một địa điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm khi đến Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.